Ad Section

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

Huyền thuật ở Việt Nam

Huyền thuật ở Việt Nam - 
Kỳ 1: Y thuật

Chào các bạn, sau series trấn yểm của Cao Biền và những lần hiển linh của các thần, mình nghi sẽ viết một loạt bài nhỏ để nói qua về huyền thuật và những điều kỳ bí trong hơn 4000 năm lịch sử của nước ta.
Kì đầu tiên mình sẽ nói về chủ đề trendy nhất là huyền thuật.
Tất cả những điều mình viết, có những điều nghe kể, có những điều được xem, chứng kiến, cũng có những điều mình đọc qua những cây bút khác vậy nên mong các bạn đọc nếu có gặp những kiến thức dạng “quen quen” thì hãy thông cảm cho mình nhé.
Huyền thuật ở Việt Nam

Huyền thuật ý muốn nói đến những kỹ năng, khả năng vượt xa sự lý giải của khoa học thường thức, ví dụ như trong thời phong kiến của chúng ta, khi mà việc cân voi đã là một kỳ công lớn (của trạng Lường) thì lúc đó, việc đặt quả trứng đứng trên đầu đũa là huyền thuật chằng hạn. Nhưng tất nhiên mình sẽ không lý giải hoặc nêu những điều quá đơn giản/ hiển nhiên như vậy trong bài viết này.
Huyền thuật được phân ra làm hai nhánh lớn, một là huyền thuật liên quan đến vấn đề thể xác, hai là huyền thuật liên quan đến vấn đề tinh thần.
Đơn giản thôi, huyền thuật liên quan đến thể xác có thể được hiểu nôm na là thuật chữa bệnh. Đúng, chữa bệnh giờ là công việc của các bác sĩ nói chung, với những dụng cụ, thiết bị hiện đại và kiến thức dựa trên thực nghiệm từ bao đời, nhưng quay trở về những ngày xưa, thuật chữa bệnh ở một mặt nào đó cũng được coi là huyền thuật. Ngày xưa, các cụ lang chữa bênh bằng lá thuốc, bằng các vị thuốc học qua những pho sách lưu truyền từ đời này qua đời khác, chẩn bệnh qua phương thức bắt mạch, nhưng những cụ lang có huyền thuật, họ lại có những phương pháp chữa bệnh riêng. Họ dùng hiểu biết về thế giới tâm linh, về vong, khí để chẩn bệnh, dùng những pháp cụ khác thường để chữa bênh. Chữa bằng bùa, ngải, làm cho một người bệnh nan y có thể khoẻ lại trong nháy mắt, làm cho người đương ốm yếu, sau 1 vài lần đã vụt cường tráng…
Đầu tiên là truyện về chữa hủi nhờ nọc bạch xà và nước chân nhang…
Truyện 1: Có một người tên là Mỗ, ngụ tại trấn Kinh Bắc, nhà làm nông, chỉ là dạng đủ ăn, tuy nhiên anh ta lại có một người vợ rất xinh đẹp, nết na, khiến cho các công tử phải ghen tỵ. Một ngày nọ, chẳng hiểu tại sao bị phát bệnh hủi, hủi thời đó được gọi là tứ chứng nan y, bệnh nhân hủi chết vì nhiễm trùng, một phần vì mặc cảm… Từ ngày Mỗ bị bệnh, người vợ xa lánh và cuối cùng tái giá với 1 chàng nhà giàu nọ, còn Mỗ thì cứ chờ chết từng ngày. Không thể làm gì đành phải đi ăn xin, nhặt củ khoai củ dúi mà ăn… Bữa bọ, anh ta gặp 1 người ăn mày khác ở miểu thành Hoàng, y trông còn đói rách hơn cả Mỗ, mặc dù nom hãy còn trẻ, nhưng với làn da xanh lè kia thì chắc độ 1-2 ngày nữa thì y sẽ về với thành hoàng làng luôn. Nghĩ vậy Mỗ liền xẻ phần mình kiếm được cho y, ăn xong anh ta quay vào ngủ. Đêm, anh ta tự nhiên khát nước, bò ra giếng sau miếu uống nước, uống mãi mà không hết khát… Mỗ ngất đi lúc nào không hay, trong cơn mê man, anh ta thấy người ăn mày nọ đang lấy một con rắn trắng từ tay nải ra, cẩn thận lấy nọc ở nanh của nó, hoà vào một tấm bùa nào đó, rồi đốt lên…lúc lâu sau thấy đổ hết vào mồm Mỗ, thứ nước vừa tanh tanh mùi nọc, lại có mùi khét của giấy cháy và vị lạo xạo ( của chân nhang ???). Sáng hôm sau anh ta tỉnh dậy thì không thấy người ăn mày nọ đâu, chỉ thấy những vết hủi đã đóng vảy, thậm chí có chỗ đã mọc lại (?!).
Truyện sau nói về một nhân vật có thật là Trần Canh (sống ở đời vua Trần Dụ Tông)
Theo chính sử thì Trần Canh là một thần y với những vị thuốc kỳ lạ có thể chữa những bênh mà cho tận đến giờ, với y học hiện đại thì mới có thể chữa được…
Còn theo các nguồn truyền miệng nói chung thì y thuật của Trần Canh bắt nguồn từ một lần bắt cá, Trần Canh vốn hành nghề chài lưới, lại lặn giỏi, có một lần anh ta bắt được 1 con giải lớn (giống loài của cụ Rùa) vì thương tình mà thả đi, hai hôm sau nằm mộng thấy một vị phu nhân đến cảm tạ, vì mải đi chơi nên mắc lưới, sẽ đền ơn cứu mạng bằng cách cho Trần Canh một loại thuốc có thể đem đến vinh hoa phú quý… Còn theo tích ghi chép lại thì Trần Canh được một thầy địa lý chỉ cho một nơi đất tốt, sau khi táng cha ở đó thì vận may đến, cũng có nơi nói rằng huyệt mộ ấy đã làm cho Trần Canh có đôi mắt của y thuật, có thể chẩn bệnh cực kỳ nhanh vì anh có thể nhìn thấy những dòng khi, tụ huyệt ở trong cơ thể rồi chẩn bệnh, lại còn có hiểu biết về các loại thảo dược. Ngôi mộ ấy có dáng hình một con cóc, tuy nhiên huyệt lại bị bít 1 lò, vì thế nên sau này con của Canh thông dâm với cung nữ bị trảm, còn Canh thì bị tước quan phẩm…
Qua hai tích truyện trên thì có thể thấy được y thuật của các cụ xưa cũng được xếp vào hạng các huyền thuật, là loại huyền thuật bắt nguồn từ đức, từ tâm, sinh ra để cứu người, hướng đến hoàn thiện.
Bài thuốc có rắn trắng và nước có chân nhang hiện tại vẫn có một số nơi cho rằng đó là đúng, tuy nhiên rắn trắng ở đây hầu như là rắn thần, còn chân nhang nếu không phải những vị cao tay bào chế, thì chắc chắn rằng sẽ là một liều thuốc 1 chiều, 1 liều sạch hết các loại bệnh tật và đau đớn.

HUYỀN THUẬT VIỆT NAM 
(KỲ 2): PHONG THỦY PHONG THỦY THUẬT

Kỳ trước mình đã kể cho các bạn nghe về y thuật, một thuật mà có thể không có tác dụng nhiều trong những lần trấn yểm hay đối chọi lại lũ âm binh, nhưng là thuật cực kỳ quan trọng, cứu những người có tác động to lớn đến vận mệnh của cá một quốc gia hay dân tộc.

Phong thuỷ bắt nguồn từ chữ phong (風) nghĩa là gió – do những dòng không khí chuyển động tạo nên và thuỷ (水) – những mạch nước chảy quanh khu vực đó tạo nên địa thế. Vậy nhìn tổng quan thì phong thuỷ tức là nghiên cứu hướng gió và các dòng chảy ảnh hưởng đến đời sống con người. Nhưng, phong thuỷ sau này còn rộng ra nữa, nghiên cứu địa thế, bố cục mặt bằng không gian… tất cả mới tạo nên thứ gọi là tụ huyệt, nơi đất tốt, nơi huyết thực, tụ khí,…

Phong thuỷ thuật sau này phát triển rất thịnh vượng và những người hành nghề này cao tay được gọi là những bậc thầy địa lý. Họ vừa có kiến thức về phong thuỷ từ cổ xưa và họ cũng phát triển nghệ thuật phong thuỷ lên cao hơn khi kết hợp cả việc xem địa thế của đất, thổ nhưỡng và địa tầng của các nơi, nên có thể nói họ có kiến thức rộng hơn và toàn vẹn hơn…

Phong thuỷ có thể chia thành hai lĩnh vực lớn là dương trạch và âm trạch, dương trạch là tìm nơi cất nhà, lập ấp, lập đền, lập miểu … tượng trưng cho sự khởi đầu, “Đầu xuôi đuôi lọt” các cụ đã nói thế. Dương trạch nhắm đến mục đích là tạo nên sự thịnh vượng an yên cho con đường sau này, cho những người còn sống, cho những người có công lao luôn được ghi nhớ, thờ tự. Lĩnh vực thứ hai là âm trạch, âm trạch thiên về tìm nơi để xây huyệt cho người đã mất. Với quan niệm rằng nếu người đã khuất chọn được một nơi huyết thực thì họ sẽ hiển linh, phù hộ con cháu sau này, tránh được những tai ương. Hơn nữa, nếu một người chết khi số chưa tận, chết oan, chết vào giờ phạm sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ như oán khi, trùng tang… thì âm trạch sẽ là cách thức để làm giảm nhẹ, nếu vào thầy cao tay thì hoàn toàn có thể hoá giải được.

Phong thuỷ hiện còn lưu truyền dựa trên hai phái chính là phái Hình thế và Lý pháp.

Hình thế lấy sự quan sát làm gốc, có hiểu biết sâu rộng về bố cục sơn thuỷ, họ nhận ra nơi bắt đầu và kết thúc của long mạch, thuỷ lưu, biết được đâu là nơi có tụ khi. Những người này họ thường đi khắp nơi, tổng hợp địa thế khắp các miền núi sông, quy nạp và sau đó đúc kết nên những kinh nghiệm truyền lại sau. Có thể thuật phong thuỷ của Cao Biền ( Biền Ca ) thuộc loại này, vì Biền rất hay đi để thăm thú phong thuỷ, lại có thể nhận ra long mạch, tụ khí rất nhanh.

Lý pháp là phái lấy la bàn làm công cụ chính, dựa vào lý âm dương ngũ hành, bát quái, chiêm tinh mà tính toán. Họ dựa vào những triết lý được truyền từ xưa, từ đó mà tính toán ra những vị trí có tụ huyệt, hung hay cát. Phái này thường không đi nhiều vì họ dựa trên tính toán, lý thuyết nên phái này hiện tại ít có ảnh hưởng và cũng ít có kỳ tài.

Phong thuỷ được cho rằng bắt nguồn từ đất phương Bắc, theo thời gian mà truyền đến nước ta, tuy nhiên theo những khám phá gần đây, ở thời đại các vua Hùng, phong thuỷ thuật của nước ta, có thể không bằng của Bắc Quốc nhưng cũng đã có những thành tựu nhất định, tất cả các nền cung điện, đền thờ thời đó đều được xây dựng dưới sự hoà hợp tuyệt đối của núi sông, long mạch.
Một số hình thế phong thuỷ chủ yếu mà các nhà phong thuỷ là thế rồng chầu, ngoạ long, tàng long, cửu long quy tụ.

Rồng chầu, theo truyền thuyết là thế có thể sinh ra bậc Đế Vương, vì vậy nên rất khó để tìm các tài liệu nói về chuyện này, nhưng, theo một số tích truyền miệng thì thế đất này nên táng người nam trưởng, nếu hợp thì nội trong 1-2 đời sẽ phát ra Đế Vương (nếu nhớ không nhầm, thì vương triều Trần cũng nhờ thế Rồng chầu mà phất lên – sẽ có dịp được đưa lên page).

Ngoạ long và tang long đều là thế đất tốt, có thể giúp gần vua, mang đến vinh hoa phú quý muôn đời, tuy nhiên chỉ có thể nhìn ngai vàng, tuyệt đối không thể phạm vào. Hai kiểu huyệt này còn nguy hiểm ở chỗ, nếu có sự biến đổi địa tầng, gây ra ở vùng tụ (đầu rồng) sẽ có thể gây ra 2 huyệt mộ với thế hoàn toàn khác, một là độc nhãn long, hai là mắt rồng hoàn toàn mù. Độc nhãn long thì không đáng sợ, có thể phải đánh đổi, tuy nhiên có thể toàn mạng, còn nếu mắt rồng bị phá huỷ, hoàn toàn hoạ tru di (sẽ nói kĩ ở kì Hoàng Phúc – Nguyễn Trãi sau này).

Cửu long quy tục là một thế vô cùng hiếm, chính mình cũng không biết có thể có ở nước ta không, miêu tả sơ qua là huyệt đó sẽ có trung tâm là quả núi, xung quanh là các mạch nước nhỏ, quy tụ về, 9 dòng thác, dòng nước phải đủ to để coi là thuỷ long, nếu không chỉ coi là rắn (nếu vậy thì huyệt cực độc, có thể dùng hại kẻ thù, táng vào sẽ tru di và tuyệt tự), còn nếu đủ tiêu chí, thì đây là huyệt cực đẹp nhưng chỉ có thể táng nữ nhân (thái hậu, hoàng hậu,...).
Một số nhà phong thuỷ nổi tiếng: Cao Biền, Hoàng Phúc (Trung Quốc), Tả Ao, Nguyễn Minh Không – Lý Quốc Sư (Việt Nam),…


HUYỀN THUẬT VIỆT NAM

Kì cuối: THUẬT PHÙ THỦY  nếu muốn đọc và hiểu các truyện sau này, các bạn không nên bỏ lỡ kỳ này

Thuật phù thuỷ, có thể nói là thuật nguy hiểm nhất trong bộ ba huyền thuật của chúng ta. Nếu như y thuật thiên về chữa bệnh, lấy đức làm gốc, phong thuỷ thuật thiên về hoá giải, sắp xếp, dựa vào trí tuệ thì thuật phù thuỷ, gần như hoàn toàn dựa vào thiên phú.

Những người hành nghề phù thuỷ, khi bước vào nghề cần phải có ít nhất 2 điều sau: Một là có căn (thiên phú, hoặc do quà mà có) và thứ hai là sự đánh cược mạng sống.

Thuật phù thuỷ được chia thành một số loại cơ bản như sau: bùa ếm, khiển binh và thầy đồng.

Loại đầu: Bùa ếm – thầy bùa, ngải.

Các phù thuỷ theo kiểu này đặc biệt phải là người có căn, vì có căn thì mới có thể thỉnh giáo các thế lực siêu nhiên, mới có thể nhìn được những thứ cây cỏ kỳ lạ, những loài vật chưa bao giờ thấy để luyện bùa. Những người này cũng có căn, nên mới có thể nuôi những loại nguy hiểm hơn như ngải. Ngải cần máu, máu đó phải hợp căn thì ngải mới sinh sôi, sau đó mới để cho phù thuỷ yểm lại, thu mình vào trạng thái ngủ rồi bán cho ai cần. Một số thầy bùa cao tay có thể thu phục hoàn toàn Ngải, làm cho nó hại chết người mua, rồi sau đó tự quay về tay mình… Nhẹ hơn thì có các thầy bùa ếm (các cộng đồng Tây Bắc có thể gọi họ dưới nhiều tên như thầy Lang, thầy cúng, thầy Bùa) họ làm bùa từ những loại thảo dược, từ 1 phần của người cần ếm bùa (tóc, móng tay,…) và họ có sự giúp sức của những thực thể như ma xó, oan hồn,…

Thường thì những thầy bùa họ rất ít khi làm những bùa tổn hại âm đức hoặc những bùa liên quan đến các loại âm binh, vì họ là đối tượng dễ bị phản phệ bởi bùa chú nhất. Người có căn là những người vốn mang phần âm nhiều hơn trong người họ như một vật dẫn giữa âm và dương, nên họ là đối tượng mỏng manh nhất, vì thế, họ luôn rất thận trọng.

Về một số loại bùa phổ biến thì có bùa yêu (món này là phổ biến nhất, ai cũng nghe qua), những loại bùa đơn giản như bùa ếm về công danh, sự nghiệp,…
Chỉ có loại mạnh nhất trong lĩnh vực bùa ếm là ngải. Một thứ mà giúp người nuôi đạt được mọi điều mong ước, tuy nhiên thứ phải trả là máu và mạng.
Ngải là thứ các thầy bùa nuôi, nuôi với những số ngày nhất định, nuôi bằng máu và thịt của người. Không ai biết hình dáng thực sự của “con Ngải” ra sao, chỉ biết khi được mang về nuôi thì nó nằm trong chậu cây, có thể chìm dưới lớp đất, hoặc ẩn dưới hình dạng những loài cây… Nhưng bản chất thật sự là một thực thể khát máu, chúng có thể thao túng cả người nuôi, huỷ hoại người nuôi, dù cho được ăn máu người nuôi, nhưng nếu gặp những người có oán khí nặng như chúng, chúng hoàn toàn có thể phản chủ…

Một số ngải tiêu biểu: ngải hài nhi, ngải trinh nữ, ngải bách nhật,…

Loại thứ: Thầy đồng

Những người này có hai cách đạt được khả năng, một là từ khi sinh ra đã có, hai là ăn nhờ lộc cửa thánh, được các thánh khai thông tuệ nhãn. Những người bẩm sinh họ có thể chọn hoặc trở thành thầy đồng, hành nghề như bình thường hoặc che giấu và sống bình thường. Còn những người được ăn lộc thánh, được thánh che chở và cho phép được gọi, dẫn hồn của những người đã khuất thì họ phải nghe hoàn toàn theo ý các ngài, gặp ai trước, cứu ai trước, cứu như nào, đó là một món quà nhưng cũng là một trách nhiệm.

Các thầy đồng có thể thoải mái cho vong nhập, thân xác họ giống một căn phòng trống mà ai cũng có thể vào và ra một cách thoải mái, tự do, vì thế nên họ mới có thể gọi được vong hồn lên. Chưa rõ lúc có người nhập thì hồn của chính họ đi đâu, khác với người hợp vía, khi có người nhập thì họ như mê man, bay bổng, lúc ấy là hồn bị đánh bật khỏi cơ thể, còn thầy đồng cốt thì linh hồn họ tự chủ, có thể tương tác với cả vong ngụ trong cơ thể, hoặc làm những chuyện khác.

Thầy đồng là những người tạm coi là hiền hoà nhất trong mấy nhánh của thuật phù thuỷ vì họ chỉ đơn giản là những người trung gian cho sự liên lạc giữa cõi âm và cõi dương.

Loại cuối cùng và huyền bí nhất: Thầy phù thuỷ

Phù thuỷ ở Việt Nam chỉ có một loại duy nhất và đa di năng nhất: trấn yểm, chữa bệnh, luyện bùa… tuy nhiên không như ở châu Âu là khiển nước, phun lửa,… đơn giản vì ở nước ta, các thần các thánh đã đảm nhận việc đó, đó không phải thứ sức mạnh người phàm chạm tay vào được. Thử tưởng tượng với nhân vật Cao Biền, y cũng là một phù thuỷ, vậy sẽ thế nào nếu y có sức mạnh hô mưa gọi gió như Thuỷ Tinh, hoặc dời non lấp biển như Tản Viên Sơn thánh? Đó sẽ thực sự là thảm hoạ nếu những sức mạnh quá lớn rơi vào tay người không có đức.

Quay lại về thuật phù thuỷ nào. Loại đơn giản nhất trong thuật phù thuỷ là trấn yểm. Nhánh này thì cần có chí, cần chăm chỉ và đọc sách nhiều. Vì hầu như những thuật trấn yểm của mình đều lấy từ phong thuỷ Trung Quốc. Nếu như phong thuỷ học về các khai phá, dựa vào địa thế, thuỷ lưu, sơn mạch thì trấn yểm là dạng phản lại, phá huỷ long mạch, triệt thuỷ lưu, phá huỷ tụ khí. Thuật này ngoài việc yêu cầu một kiến thức ổn về phong thuỷ thì cần một kiến thức thật vững về ngũ hành, tương sinh tương khắc ví dụ như đồng đen kị linh khí, cháo nhuộm màu đỏ được đổ vào các huyệt với ý liền long mạch,… Và thứ quan trọng là có một thứ pháp khí đi theo người, phòng trừ khi đi trấn yểm bị linh khí nơi đây quật, có vài pháp khí cơ bản như kim bài, gươm báu, roi đuôi cá đuối, bùa hộ thân,…

Loại thứ hai của thuật là chữa bệnh, tuy nhiên khác với y thuật là lấy đức làm cốt, nhìn bệnh và chẩn bệnh nhờ tuệ nhãn, chữa bệnh bằng thảo dược và thiên nhiên thì cách chữa bệnh của phù thuỷ đơn giản là bòn rút sinh khí từ long mạch, bòn rút từ một người có sức khoẻ nhưng sắp tận mạng để chữa cho bản thân hoặc làm lợi ích. Đơn giản nhất là họ có thể rút tinh khí từ một long mạch cụ thể nào đó. Như nói ở phần bài về phong thuỷ, long mạch là nơi tụ họp của linh khí, ảnh hưởng lên số phận của những người ngụ cư trên đó, mang lại điềm lành, phú quý. Tất nhiên con người không thể hưởng trực tiếp cái linh khí của long mạch, mà họ chỉ có thể cảm nhận được bằng cách thấy thông tuệ hơn, cường tráng hơn,… tuy nhiên những bậc phù thuỷ cao tay, với 1 vài bùa phép và trận hình thì họ hoàn toàn có thể dẫn thằng luồng khí của long mạch vào trong sinh mệnh bản thân, tạo ra sức khoẻ cường tráng và tuổi thọ phi thường (đừng ai hỏi làm như nào, vì mình cũng không biết :>). Còn một thuật ở cấp thấp hơn là chuyển sức khoẻ, phúc trạch của người này qua người khác, dùng hình nhân để yểm, yêu cầu là cần tóc hoặc móng tay của người đó, nếu có quần áo thì càng tốt.

Cuối cùng, cao cấp và nguy hiểm nhất là thuật triệu quân.

Triệu quân, chiêu binh, khiển binh, đều là nó, thuật dựa trên sinh mạng đã chết, những vong hồn lạc khỏi luân hồi mà tạo nên đội quân của mình, những binh lính dưới quyền, mệnh lệnh đưa xuống là tuyệt đối, như quân lệnh. Để luyện âm binh, các thầy phù thuỷ đều phải ở dạng thượng thừa, vì để chiêu mộ được thì cần một pháp lực sâu và có sự hiểu biết nhất định về luân hồi. Thêm vào đó chính các thầy phù thuỷ đều phải luyện những bùa độc bên thân mình, vì nếu không một sơ suất xảy ra trong quá trình chiêu binh/ khiển binh có thể khiến cho chính bản thân thầy bùa vong mạng.

Các cách luyện âm binh chia thành 2 kiểu chính, một là kiểu chiêu quân, chiêu nạp dần rồi tinh luyện, những vong khoẻ được giữ lại, các vong yếu hơn được phù phép nhập vào với nhau hoặc được vong khoẻ hơn tiêu hao, dẫn đến việc tạo nên một đội ngũ âm binh tinh nhuệ. Hai là bằng một khế ước ma lực nào đó, có thể cùng với một yêu ma, quỷ quái ở vùng nào đó tương trợ nhau mà hại người, yêu ma sẽ tiêu hoá phần xác, để lại phần hồn cho thầy bùa, vì vong hồn có xác bị yêu ma tiêu hoá sẽ ít có khả năng kháng cự lại trận pháp của thầy phù thuỷ.

Trận pháp chiêu dụ - thu nạp âm binh:

Trận pháp chiêu dụ hoặc thu nạp thì đều phải có 1 án thờ nhỏ, vải đen, trên đó phải có đủ số nến cần thiết (tuỳ theo số lượng quân, thời điểm chiêu binh…) và có đủ thức ăn thức uống tương đương một bữa tiệc khai quân ở dương thế. Sau đó tuỳ theo tình hình mà các phù thuỷ, mỗi người có một bài tế chiêu quân khác nhau, sau khi chiêu quân, phù thuỷ sẽ chọn binh, vong khoẻ giữ lại, vong nào yếu có thể thả tự do, một số thì cho các vong khoẻ tiêu hao luôn. Chính vì thế mà xảy ra những trường hợp vong đả bại thầy phù thuỷ, nhập ngược vào (vì thế tác dụng của bùa phòng thân là vô cùng quan trọng). Trận thu nạp mang tính cưỡng ép, chỉ dùng nếu trong tay có sẵn quân mạnh hoặc tự tin vào pháp lực, trận dụ mang tinh mềm dẻo, khế ước, dùng khi gặp kẻ mạnh hơn và có khả năng tự chủ.

Mỗi khi khiển binh, thầy phù thuỷ đều phải khao quân, khi quân về cũng phải khao quân, không thì sớm muộn sẽ bị lật. Quân được yểm vào hạt đỗ, vì vốn chúng không có thân xác để ngụ.

About Author

HAPPY8 BLOG
HAPPY8 BLOG

Yêu thích fun88,hl8,v9bet,fb88 và nhiều trang game khác nữa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Subscribe Now

Distributed by Blog Templates