Ad Section

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

OAN KHIÊN ĐỜI TRƯỚC

TRUYỆN OAN KHIÊN ĐỜI TRƯỚC

OAN KHIÊN ĐỜI TRƯỚC
Tác giả : Lê Hoàng Nghĩa

Như câu chuyện đã nói lần trước, nhà hương hào Đường từ khi cất đên nay, vẫn chưa thể chuyển vô ở, bởi luôn bị ma quỉ lộng hành quấy phá. Ngay cả gia chủ dẫn theo mấy thàng tớ đến đó, dù đem theo chổi chà và dao phay trét phân gà sáp, nhưng vẫn không làm gì được bọn ma quỉ nơi đây.
Rồi không ít lần, hai vợ chồng gia chủ khăn gói lên tận núi bà Tây Ninh, tìm thầy về trừ tà. Nhưng sau bao nhiêu lần đi, mà vẫn không thể gặp được thầy là tại sao? Phải chăng bọn ma quỉ này pháp lực quá cao cường, nên thầy pháp nọ luôn tìm cách tránh né. Hay còn có nguyên nhân sâu xa nào khác. Và giữa gia đình hương hào Đường, với mấy con ma đó, liệu rằng có ân oán hay chỉ đơn giản, nó muốn quấy phá để được cúng kiếng mà thôi….

Chương 1 : Người Khách Kỳ Lạ

Nắng như đổ lửa trên con lộ độc đạo đắp bằng đất đỏ, dài hun hút dẫn từ bến đò Long Kiểng tới đây. Đi cả mấy cây số, mà hai bên chỉ thấy toàn là ruộng đồng trống trơn, không một cơn gió, không một bóng cây che mát. Phóng mắt nhìn xa xa, vô tuốt trong sâu, lâu lâu mới có một, hai căn nhà nấp sau những hàng dừa nước xanh biết.
Một người đàn ông, đang lầm lủi đi giữa trời trưa đầy nắng. Người đàn ông đó, hay nói đúng hơn là một ông già, khoảng năm mấy sáu mươi tuổi. Mặc chiếc áo sơ mi màu trắng, đã ướt đẫm mồ hôi, quần tây cùng màu, đầu để trần, chân đi đôi guốc. Ông ta cứ vậy, đội nắng mà đi. Lâu lâu ông dừng lại, đưa tay quẹt mồ hôi đang chảy đầy mặt. Rồi ngó chừng về phía đầu đường, hướng bến đò Long Kiểng, có ý mong một chiếc xe thổ mộ chạy tới. Nhưng giữa trưa nắng chan chan như vầy, thì khó lòng mà có xe ngựa, cho ông ngồi đở mõi chân. Nhìn mấy lần mà không thấy xe, ông đành phải tiếp tục đi tới trước, và lẩm bẩm than.
- Ai dè xa quá, phải chi hồi sáng, nhớ đem cây dù cũng đở nắng.
Vừa nói tới đó, ông chợt vui mừng trong bụng, dấn nhanh bước tới trước. Vì phía trước mặt, cách chừng vài non trăm thước, ông thấy có hàng cây lớn đứng sát mé lộ. Thấy vậy như được tiếp thêm sức, nên bước thiệt lẹ. Ông già còn lo cắm cúi đi, bổng nhiên nghe có giọng một người đàn bà vang lên, tựa như chốn xa xăm vọng lại
- Thầy năm ơi, có xe ngựa rồi kìa
Tiếng nói vừa dứt, thì tiếng lục lạc rổn rảng vang lên phía sau lưng. Và một chiếc xe thổ mộ cuốn theo đám bụi, từ hướng bến đò Long Kiểng, đang lóc cóc khua vó chạy trờ tới. Nghe tiếng xe ông già mừng rỡ đứng lại, quay đầu nhìn rồi vui mừng đưa tay ngoắc chiếc xe. Chiếc xe ngựa chở đầy hàng hóa, chạy chậm lần rồi dừng lại sát bên ông, trên xe có tiếng người cất lên hỏi.
- Ủa bác hai, bác hai đi đâu giữa trưa nắng chang chang như vầy?
Ông già ngó qua thấy đánh xe là người đàn ông, tuổi chừng hăm sáu, hăm bảy, bận bộ đồ bà ba đen, đầu đối nón nỉ màu xám, một tay cầm roi da, còn tay kia vừa nới cương con ngựa. Anh ta đang ái ngại nhìn ông hỏi. Ông già đưa tay quẹt mồ hôi trên mặt rồi trả lời.
- Chú em cho tui hỏi thăm một chút, chổ này tới làng Long kiểng chưa vậy?
Người đánh xe ngựa nhìn ông một chút rồi trả lời.
- Chổ này còn thuộc làng Tân Quán, bác phải đi một đổi xa nửa mới tới Long Kiểng.
Rồi anh ta ngạc nhiên hỏi.
- Ủa bộ bác hai đây, chưa tới Long Kiểng lần nào sao?
Ông già gật đầu xát nhận
- Ừa! Tui là người ở xa, đây là lần đầu tui tới xứ này.
Người đánh xe quay lại, hỏi người ngồi phía sau.
- Mình cho bác hai này quá giang một chút ha anh Ba?
Đáp lời anh đánh xe, là một cái giọng lơ lớ đầy vui vẻ cất lên, từ phía sau
- Ờ…ờ…lược…lược. Lị cứ cho ổng ló… quá giang một chút, có sao lâu. ( Ờ được, được. Nị cứ cho ông đó quá giang một chút, có sao đâu
Chủ nhân của tiếng nói lơ lớ đó, là một ông người Hoa mập mạp, bận bộ đồ xa xẩu màu xám tro. Nghe vậy người đánh xe cất tiếng mời.
- Bác hai lại phía sau lên xe đi. Chứ trời nắng đổ lửa như vầy, đi bộ dễ say nắng lắm.
Ông già nhìn ra phía sau, thấy chất đầy hàng hóa, mà lại có thêm một ông mập ngồi, chiếm gần hết chổ. Nên nhìn người đánh xe nói.
- Thôi cho tui ngồi đằng trước với chú em cho rộng.
Người đánh xe ngựa cười trả lời.
- Vậy thì bác lên đây.
Ông già chống tay lên càng xe, và thót lên gọn gàng, khiến cả hai người ngồi trên xe ngạc nhiên. Không ngờ thấy ông nọ, tuy lớn tuổi mà còn khỏe khoắn, nhảy lên xe gọn vậy. Người đanh xe giật nhẹ dây cương, chắt lưởi một tiếng, con ngựa đen hơi rướn thân, kéo chiếc xe đi khá nhẹ nhàng. Chiếc xe chạy một đoạn ngắn, người đánh xe lên tiếng.
- Bác hai đây đi Long Kiểng, mà xuống tới dưới chợ hay khúc nào?
Nghe anh nọ hỏi, ông già liền đáp.
- Thiệt tình tui cũng hổng biết, mình phải xuống chổ nào.
Người đánh xe ngựa ngạc nhiên, quay qua nhìn ông già mà hỏi.
- Ủa, bác hai hổng biết mình cần xuống chổ nào, thì tui làm sao biết chổ mà ngừng. Hay là bác hai xuống dưới chợ, rồi hỏi thăm. Ờ quên nữa, tui tên hai Hùng làm nghề đánh xe ở xứ này, nên rành hết bà con ở Long Kiểng. Vậy bác muốn kiếm ai cứ nói tên ra, tui chỉ dùm cho.
Thì ra người đánh xe ngựa không ai xa lạ, mà chính là hai Hùng, và phía sau là chú ba Xồi, chủ tiệm chạp phô ở dưới chợ Long Cảnh. Nghe hai Hùng nói vậy ông già liền nói.
- Thiệt cám ơn chú hai. Còn tui tên Lâm thứ năm, nhà ở tận Lái Thiêu, đất Thủ Dầu Một. Tui lặn lội tới xứ này, là để tầm nhà hương hào Đường.
Hai Hùng nghe ông năm Lâm nói vậy, cười lớn rồi nói một hơi
- Vậy ra bác kiếm nhà chú hương hào Thân. Tức là anh em, mấy ông Đường, Tây, Ngọt, Ngay phải không?
Ông Nam Lâm nghe một loạt các tên xa lạ, nên cũng đành lắc đầu trả lời
- Tui cũng hổng rõ nữa, chỉ biết là mình phải tầm nhà hương hào Đường. Còn mấy người kia thì không biết.
Làm như trực nhớ ra, nên hai Hùng nói thêm
- Bởi xứ này thì phần nhiều bà con, chỉ biết cái tên Thân của chú hương. Còn Đường là tên thiệt của ổng, thì ít người biết lắm. Bởi hết thảy xứ Long Kiểng này, chỉ có mình ông mang tên đó thôi. Tui sở dĩ biết rành, cũng do ông bà hương hay đi xe. Mà bác kiếm chú hương có chuyện chi không?
- Có thì có đó, nhưng ngặt một nổi là tui hổng biết mặt, mà cũng chẳng rỏ nhà ổng ở khúc nào. Vây nếu chú hai biết thì mần ơn chỉ dùm.
Nghe đến đây, từ phía sau ba Xồi lên tiếng.
- Ngộ dữ dzậy a! Ông lăm lây không piết nhà, không piết mặt hương hào Lường, mà li kiếm. Sao kỳ cục dzậy, lạ quá xá nha. ( Ngộ dữ vậy, ông năm đây không biết nhà, không biết mặt hương hào Đường, mà đi kiếm, sao kỳ cục vật, lạ quá xá nha)
Ông năm Lâm phân bua.
- Bởi qua đi tầm (tìm) nhà hương hào Đường, là do có người khác cậy (nhờ) tầm dùm, chớ tui nào có quen biết ai ở xứ này đâu. Vậy chừng nào tới nhà ổng, chú hai chỉ dùm nha.
Hai Hùng nghe nói vậy liền gật đầu, sau đó thì cả ba đều không nói thêm gì nữa. Chiếc xe vẫn lóc…cóc lóc…cóc, chạy đều theo vó ngựa. Một hồi lâu sau, hai Hùng lấy roi ngựa chỉ một căn nhà lớn, bề thế ở phía trước nói.
- Đó căn nhà lớn lợp ngói phía trước, là nhà mới cất của chú hương hào. Nhưng nếu bác năm xuống đó thì không gặp ai hết.
- Vậy tầm ông hương Đường thì phải ở đâu?
- Đi thêm một khúc nữa tới bờ đắp vô nhà ổng, thì tui ngừng xe chỉ cho bác năm.
Sau khi chạy qua căn nhà ngói ba gian, hai chái rất bề thế, chỉ chạy thêm chừng vài trăm thước. Hai Hùng cho xe dừng lại, nhảy xuống xe tính chạy qua bên kia, đở ông già xuống. Nhưng xe vừa ngừng, ông năm Lâm cũng vừa gọn gàng nhảy xuống, và cất tiếng hỏi.
- Bộ tới rồi hả chú hai.
Hai Hùng đưa tay chỉ vô một bờ đắp, rộng rải thẳng tắp dẫn tuốt vô trong, nằm kế bên lộ đất đỏ lớn, nói.
- Đó bác năm cứ theo bờ đắp này, đi một chút thời gặp liền. Căn nhà ngói lớn, có hàng rào bằng xương rồng bao chung quanh, thì đó là nhà chú hương hào.\
Ông già vui vẻ chào tạm biệt ,và nói lời cảm ơn hai Hùng cùng ba Xồi
- Cảm ơn nghe hai chú nhiều nha.
Chờ ông già nói xong, hai Hùng nhảy lên xe và giật cương, cho con ngựa tiếp tục kéo xe đi. Còn lại ông năm Lâm, liền bước xuống bờ đắp và xăm xăm đi tới, đúng như hai Hùng nói. Chỉ đi chừng vài chục thước, thì ông thấy phía bên mặt, sát bên bờ đắp một hàng rào xương rồng, mà phía sau là căn nhà ngói khá lớn, nằm ẩn hiện sau hàng cây kiểng xanh mượt. Ông năm đi tới cái cổng làm bằng tre, coi ra rất chắc chắn đang được đóng kín, liền cất tiếng kêu.
- Chủ nhà ơi! cho hỏi thăm một chút.
Không nghe có tiếng trả lời, nên ông năm kêu thêm bận nữa. Thì từ trong nhà một người đàn ông, dáng vẻ như lực điền, bước ra nhìn ông năm rồi hỏi.
- Ông hai kiếm ai, có chuyện gì không?
- Ờ, tui muốn kiếm ông hương hào.
Người đàn ông lực điền, nhìn người khách lạ bằng ánh mắt không thiện cảm, rồi hỏi trỏng không và hơi lớn tiếng.
- Ông hương hào nào?
Ông năm Lâm từ tốn trả lời.
- Tui muốn tầm, là ông hương hào Đường. Vậy xin hỏi, đây có phải là nhà ổng không?
Người đàn ông kia hơi dịu giọng.
- Ờ, đây đúng là nhà ông hương, mà ông là ở đâu. Lại kiếm ông hương có chuyện chi không?
- Nhà tôi tuốt trên Lái Thiêu, nhưng tại có người cậy (nhờ), tui tới đây gặp ông hương có chút việc. Chú mần ơn, nói dùm với ông hương một tiếng.
Người đàn ông, thấy người khách lạ đã lớn tuổi, lại ăn nói đàng hoàng nên gật đầu nói.
- Ông đứng chờ tui vô cho ông hương hay, để coi ông có chịu tiếp hay không, thì tui chưa biết.
Nói rồi anh ta bỏ đi vô, để mặc cho ông già đứng giữa trưa nắng. Nhưng chỉ chút sau, một cô tớ gái chừng mười sáu, mười bảy bước ra, mở cửa cổng rồi lể phép mời.
- Ông hương mời ông bác vô.
- Cám ơn cháu.
Vừa nói cám ơn, ông năm Lâm liền bước theo cô tớ gái đi vô trong. Khi đi ngang cái sân rộng, ông nhìn vào nhà thấy gia đình đang dùng cơm, nên hơi sựng lại, cô tớ gái như biết ý liền nói.
- Mời ông bác qua ngồi nghỉ đở bên chái nhà, chút nữa ông hương dùng bửa xong, thì mời ông bác lên nhà trên nói chuyện.
Nói mấy câu xong với người khách lạ, cô liền dắt ông già vô ngồi nghỉ tạm, trên chiếc giường nhỏ đặt bên cái chái, rồi lui vô bưng nước ra mời. Ông già năm Lâm ngồi một mình, bên cái chái nhỏ nhưng sạch sẻ và mát vô cùng, nên lim dim muốn ngủ. Bổng một giọng nói nhỏ nhẹ, của phụ nữ vang lên sát bên tai.
- Cám ơn thầy năm, đã tới đây giúp cho vợ chồng tui.
Câu nói vừa dứt, thì ông choàng tỉnh nhìn quanh. Vừa lúc đó, thấy cô tớ gái ban nãy bước tới mời.
- Dạ ông hương mời ông lên nhà trên.
Ông năm Lâm đứng lên theo chân cô tớ, và trong giây lát, ông ngồi trên chiếc ghế dựa. Đối diện với người chủ nhà là hương hào Đường, trong bộ áo bà ba lụa lèo trắng, dáng người mập mạp, bệ vệ ngồi bên kia bàn nước. Ông năm nhìn ông hương hào Đường mà nói.
- Xin lỗi chú hương, vì chuyện tôi đường đột tới đây, và làm phiền chú nghỉ trưa. Nhưng vì có người cậy, nên không thể từ chối, mong chú bỏ qua.
Ông hương hào Đường, tướng người mập mạp, trắng trẻo, đưa mắt nhìn ông khách bất ngờ của mình một chút. Sau đó lấy bình, rót ly nước trà đưa qua mời khách, rồi nói.
- Mời bác hai uống miếng nước trà, à xin lỗi! bác là người xứ sở ở đâu, mà lại đây kiếm tui. Vậy có chuyện gì thì bác nói ra đi.
Ông năm Lâm nhận ly nước trà từ hương hào Đường, rồi nói
- Tui thứ năm, tên Lâm, người ở bên Lái Thiêu thuộc, đất Thủ Dầu Một. Chắc chú hương đây có nghe qua chớ.
Ông Đường gật đầu, chứng tỏ mình có biết về mấy địa danh, mà ông khách lạ vừa kể
- Từ xứ xa mà bác lặn lội tới đây kiếm tui, chắc có chuyện hệ trọng lắm, vậy có gì bác nói đại ra đi.
- Đây là lần đầu tui tới xứ này, thiệt tình mà nói tui đâu có dè nó xa dữ vậy, nên mới tới trể, làm phiền gia đình chú đương ăn cơm. Nhưng do người khác năng nỉ cậy nhờ, vì làm ơn giúp người nên tôi mới tới.
Hương hào Đường, nghe nói vậy cũng hơi ngạc nhiên nên hỏi.
- Vậy người đó ở đâu, họ nhờ bác năm đây chuyện gì, bộ có dính dáng gì tới tui hả.
Ông năm Lâm khe khẽ gật đầu
- Người đó ở ngay tại làng Long Kiểng này, còn đối với tui không hề quen biết. Nhưng chuyện vợ chồng người đó nhờ tui, lại có dính dáng với gia đình chú hương đây.
Hương hào Đường không khỏi ngạc nhiên, về câu trả lời của ông năm Lâm nên vội vả hỏi.
- Sao kỳ vậy. Nếu là người ở làng này, thì có gì cần cứ tới nhà chuyện thẳng với tui. Hà cớ chi phải nhờ bác năm, lặng lội từ trên Lái Thiêu xuống đây cho thất công?
Ông năm Lâm từ tốn nói.
- Xin lổi chú hương, trước khi tôi nói chuyện chánh đó ra. Chú cho phép tui nói chuyện này trước đã. Tuy nó không dính dáng chi tới câu chuyện sau, nhưng nghe chuyện này rồi, chú hương sẽ hiểu, do đâu mà từ trên Lái Thiêu tui lặn lội xuống đây.


OAN KHIÊN ĐỜI TRƯỚC
Tác giả : Lê Hoàng Nghĩa
Chương 2 : Nguyên Cớ

Hương hào Đường đành gật đầu bằng lòng, bởi chuyện của ông già này, nghe sao ngồ ngộ vậy, nên hương hào Đường cũng muốn biết.
- Vậy thì bác năm cứ nói.
Ông năm Lâm uống một hớp nước rồi chậm rải kể.
-“Tui là người gốc gác ở Lái Thiêu. Năm tui hai chục tuổi lập gia thất ,thì cha để lại cho năm mẩu vườn, huê lợi mỗi năm cũng kha khá. Bởi có năm mẩu vườn, nên công chuyện săn sóc hàng ngày, tuy không nặng nhọc cho lắm, nhưng chiếm nhiều thời giờ vung xới chăm sóc. Khiến tui ít rảnh rang, mà đi tới đâu được, chỉ quanh đi quẩn lại ngoài vườn rồi vô nhà. Cuộc sống cứ phẳng lặng trôi qua, với người vợ cùng hai đứa con trai và một gái. Cho tới một bửa nọ, tui cùng hai thằng con trai ra vườn vét mương, lấy đất đắp bờ. Làm được một hồi, thấy trong mình hơi mệt, nên nói hai đứa con tiếp tục làm còn, tui về nghỉ trước, nói rồi tui xách cuốc trở vô nhà.
Sau khi dẹp cuốc xong, tui trở ra lu múc nứơc rửa mặt, rồi bước vô nhà tính lại võng nằm nghỉ. Nhưng không hiểu sao tui lại bước tới bàn, nước rót ly trà ra ngồi xuống ghế uống. Mới uống một miếng, thì không biết cơn buồn ngủ từ đâu kéo lại đột ngột. Khiến hai mắt nặng trỉu sụp xuống, tui cố gắng mở mắt ra, đứng dậy tính đi lại võng. Thì chợt thấy ngoài trời, đột nhiên âm u như gần có mưa, và một người đàn ông bận đồ trắng, đứng sát một bên, không biết từ hồi nào. Tui ngó kỷ coi là ai, nhưng người đó lạ hù, ông ta cở chừng sáu mấy, bảy chục tuổi chớ không ít. Ngoài râu tóc bạc phơ, thì da mặt ông cũng đầy nếp nhăn, tui chưa kịp hỏi gì, ông già đó bổng vòng tay lại thi lễ rồi nói.
- Dạ chào thầy!
Ý trời đất thánh thần ơi! Sao ông ta lại nhìn mình mà chào thầy, bởi tui không hề là thầy giáo, hay thầy bùa thầy ngải gì ráo, ông già này có lầm lẩn gì không? Nghĩ vậy nên tôi lên tiếng liền.
- Ý chèn ơi, bác hai có ngó lộn người không, chớ tui đâu có phải thầy bà gì đâu.
Ông già lạ mặt lắc đầu nói.
- Không tui chẳng hề lầm người, xin hỏi thầy đây có phải, thầy năm Lâm không?
Nghe đúng thứ và tên mình nên tui gật đầu đáp.
- Dạ năm Lâm trúng là tên và thứ của tui, nhưng làm thầy thì hổng phải.
Ông già nói liền.
-Tại tới lúc này thầy chưa biết rỏ mình đó thôi, nhưng không bao lâu thầy sẽ rỏ.
Thấy có nói thêm cũng chẳng rỏ được chuyện, gì nên tui nhìn ông già nọ mà nói.
-Vậy bác hai tới đây kiếm tui có chuyện chi không?
Ông già nhỏ nhẹ trả lời.
-Dạ tui tính nhờ thầy giúp dùm một việc, mong thầy năm lượng tình đừng từ chối.
Trời đất ông già này tính cậy mình chuyện gì đây, xấu hay tốt, lành dữ thể nào, nếu nhận lời giúp, mà rủi gặp phải giúp chuyện xấu thì đâu được. Còn chưa biết đầu đuôi ra sao, mà từ chối thì cũng tội nghiệp ông già. Nghĩ vậy, nên tôi đưa tay chỉ cái ghế trước mặt rồi nói.
-Trước nhứt mời bác hai ngồi chơi, rồi bác từ từ cho tui biết, bác từ đâu tới và muốn cậy tui làm chuyện chi. Nhưng nói trước, nếu chuyện bác nhờ không trái lương tâm, và không phi pháp, thì tui cố gắng giúp. Còn nếu chuyện xấu, thì xin lỗi trước tui không dám giúp.
Ông già dù được mời ngồi nhưng vẫn đứng nói.
-Xin phép cho tui đứng là được rồi. Còn chuyện tôi nhờ thầy, là chuyện rất đứng đắn và đạo đức.
-Vậy thì bác hai cứ nói ra, nếu không quá sức thì tui sẵn lòng giúp .
Ông già nghe vậy mĩm cười rồi nói.
-Dạ thưa thầy, tui tính nhờ thầy làm ơn trả dùm số ba mươi mấy đồng tiền Đông Dương, mà tui đương mắc nợ ở vùng này. Mo….ng….mon….ong thầy..…
Không hiểu sao, đang nói thì giọng ông chợt nhỏ đi và hình dáng ổng cũng mờ lần, rồi biến mất. Tui ngạc nhiên, nên miệng thì kêu ông nọ đứng lại, còn hai cẳng thì đứng dậy liền, nhưng vấp một cái, làm tôi giựt mình mở mắt ra. Trước mặt tui ánh nắng ban ngày sáng trưng, chớ đâu giống hồi nãy, trời âm u như chuyển mưa hay về buổi chiều, còn tui vẫn ngồi trên ghế, với ly trà còn ấm trong tay. Vậy chắc mình ngủ gục mà chiêm bao, vừa khi đó thì vợ tui bước vô hỏi.
-Ông mới nói chuyện với ai hả?
Tui ngạc nhiên lắc đầu, thì bà ấy nói
-Vậy mà ở trong buồng, hồi nảy tui nghe như tiếng ông trò chuyện với ai. Chắc tui nghe lộn quá.
Bả nói rồi liền bước đi ra ngoài, còn về phần mình tui rất băng khoăng, chuyện vừa rồi. Bởi như vậy, thì mình có nói chuyện với ông già kia, người vợ tui ở trong buồng mới nghe đặng. Nhưng suy đi nghĩ lại, thì cũng không biết chuyện nọ hư thực ra sao, vì vậy đành để trôi, qua mà không bận tâm nữa. Rồi qua hai ngày sau, đang làm cỏ xung quanh gốc cây, tui cũng nghe trong mình hơi thấm mệt, liền quay vô nhà, leo lên võng nằm nghỉ. Nằm một hồi nghe bớt mệt, nên tính ngồi dậy ra ngoài, thì từ cửa trở vô, bổng tối như chạng vạng một cách lạ lùng. Rồi ngay khi đó, ông già bửa nọ cũng bận bộ đồ trắng, từ cửa đi vô, lột chiếc nón cối trắng rồi gật đầu chào.
-Chào thầy năm.
Thấy ổng tui nhớ chuyện bửa trước, nhưng do nói chưa hết câu, mà ông nọ bỏ đi giữa chừng, do đó có muốn làm ơn giúp ổng, cũng chẳng biết làm sao, vì vậy tôi hỏi liền.
-Bửa hổm nói nửa chừng rồi bác bỏ đi, làm tui muốn giúp, cũng không biết gì mà giúp đặng.
-Tại bửa đó có người vô giữa chừng, nên tui không dám đứng lại, bởi vậy bửa nay tui tới nói rỏ hơn, để thầy năm làm ơn giúp dùm. Chớ không tui mang tội thất hứa.
Nghe nói vậy tui liền ngồi dậy, mà kêu ông nói rỏ tính nhờ tui làm chuyện gì, và làm ra sao. Nghe tui hỏi vậy, ông già nọ vẫn đứng nguyên một chổ rồi chậm rải nói.
-Thưa thầy! tui thứ hai tên Thắng, trong nhà tui từ nhiều đời chuyên về mua bán, còn riêng tui có tiệm chạp phô ở gần chợ Thủ. Con gái lớn tui bán trái cây ở chợ, nên ngoài việc xuống Chợ Lớn mua hàng về cho tiệm nhà, thì tui cũng thường tới, mấy vườn ở Lái Thiêu này, mua trái cây về cho con nhỏ con gái bán, hay bỏ mối cho mấy vựa trái cây ở chợ. Rồi cách đây gần một năm, tui có tới đây mua cả chục cần xé măng cụt, nhưng khi trả tiền, tôi còn thiếu lại chủ vườn 36 đồng tiền Đông Dương. Nên hẹn mấy bửa nửa, đi Sài Gòn ngang tui ghé trả. Thấy số tiền không nhiều lắm, hơn nửa tui là bạn hàng lâu năm, lại rất uy tín, nên người chủ vườn kia vui vẻ đồng ý. Ai dè hai ngày sau, tui đổ bịnh rồi qua đời đột ngột, không kịp trăn trối gì với vợ con, về số tiền mình còn thiếu người ta kia.
Nghe ông già nọ nói tới đây thì tui tạm hiểu,
- Vậy là bác hai tính nhờ tui, tới nhà nói lại chuyện, khi sinh thời bác còn thiếu nợ người ta, rồi kêu người nhà, đem tiền xuống trả cho chủ vườn phải không. Nhưng đâu có bằng cớ gì, để người nhà bác hai tin là tui được bác cậy nói. Lỡ họ nghĩ tui đặt điều, dựng chuyện thì khổ thân. Hơn nửa ở chợ Thủ thiếu gì quán tiệm, làm sao biết hỏi tiệm quán nào.
Ông hai Thắng nghe xong liền nói.
-Chuyện đó thầy năm đừng lo, tui tính trước hết rồi. Khi thầy lên tới chợ Thủ, thì hỏi thăm mấy người buôn bán ở đó, tiệm chạp phô của hai Thắng ở đâu, là họ chỉ liền. Còn vô nhà, sau khi nói rỏ cho vợ con tui biết chuyện, còn mắc nợ người ta, rồi để cho mẹ con nó thiệt tin. Thầy nói vô cái tủ nhỏ đặt trong buồng, lục dưới đáy ngăn kéo bên mặt, sẽ thấy cuốn sổ bìa xanh dương. Lật ra mấy tờ phía sau, liền thấy tui ghi rỏ ngày, tháng cùng số tiền mình còn thiếu, và tên người chủ vườn dưới này.
Nói tới đây ông hai Thắng chắp tay lại xá một cái, rồi nói tiếp.
-Nhờ thầy năm giúp dùm, chớ chết rồi mà còn mắc nợ người ta ở trần gian, thì kiếp sau phải trả vừa vốn, vừa lời nặng lắm. Bởi vậy mong thầy làm ơn giúp tui, trả lại tiền cho chủ vườn cũng ở gần đây, mọi người thường gọi là chú bảy Thiệt. Tui mang ơn thầy vô cùng.
Nghe vậy thấy không có gì là sái quấy, mà còn là chuyện lành, nên vui vẻ nhận lời, nhưng cũng có điều thắc mắc nên hỏi.
-Chuyện bác hai nhờ thì tui rất sẳn lòng, nhưng tại sao bác không ứng vô chiêm bao, cho bác gái hay mấy người con của bác, thì dễ hơn xuống tới đây tầm tui. Rồi tại sao, tui và bác đâu có quen biết từ trước đâu, mà bác tin tưởng nhờ giúp đỡ. Vậy chuyện đó là do đâu?
-Tui có cho vợ con mình nằm chiêm bao mấy bận, mà tới sáng dậy không ai nhớ gì hết, nên cả mấy tháng trời, đâu có trả nợ cho người ta được. Còn chuyện tại sao, tui tới đây gặp thầy năm, rồi cậy nhờ thầy giúp dùm, thì Thiên cơ bất khả lậu. Mong thầy đừng chấp nhứt chuyện đó là do đâu, mà nên coi đó là chuyện làm phước, cho các vong hồn như tui.
Nói xong không để tui hỏi thêm chuyện gì nữa, vong hồn ông hai Thắng xá một cái liền quay ra cửa, rồi bóng trắng của ổng, như tan mất trong ánh nắng. Tui ngồi trên võng ngó theo, mà không biết chắc nãy giờ mình chiêm bao, hay còn thức thiệt. Bởi tui đang mở mắt thao láo, chớ có ngủ nghê chút nào đâu. Hổng lẽ vong hồn, dám hiện lúc thanh thiên bạch nhựt như vầy? Tức thời ngay lúc, đó tiếng đứa con gái tui kêu.
-Ủa sao cha ngồi mà nhắm mắt vậy.
Nghe tiếng hỏi của nó, tui giựt mình mở mắt ra, thấy con gái đứng sát một bên, nó thấy tui mở mắt ra thì cười mà đi tuốt ra đằng sau. Ý chèn ơi, vậy là mình ngủ hay còn thức tui hổng biết chắc.
Ông năm Lâm vừa thuật tới đây, bổng nghe tiếng đàn bà rỗn rãng hỏi.
-Sau đó bác năm có lên chợ Thủ, mà tìm nhà ông bác kia được không?
Ông năm Lâm quay lại nhìn, thấy một người đàn bà bới tóc cao, bận bộ đồ bằng lụa Lèo trắng, khá sang trọng, từ phía trong cửa buồng bước ra. Ông năm đoán chừng người đàn bà này, có lẽ đó là thiếm hương hào. Sau lưng người đàn bà này, còn có thêm mấy người nam có, nữ có đứng núp ló ở phía cửa buồng. Riêng người đàn bà kia bước lại, gật đầu chào ông, rồi bước lại kéo ghế ngồi cạnh hương hào Đường.
Ông năm Lâm độ chừng nãy giờ thiếm hương, cùng mấy người này thấy có khách nên rút vô trong hết. Nhưng có lẽ tại câu chuyện ông kể lôi cuốn, làm họ không ngăn được tánh hiếu kỳ, nên mới bước ra, rồi thiếm chủ nhà mới lên tiếng hỏi. Nghĩ vậy nên ông vui vẻ trả lời.
-Quả tình đúng như lời ông già hai Thắng nói, nên sáng bửa sau tui lên trên chợ Thủ gấp, vừa hỏi thăm, thì mấy cô bác buôn bán ở đó chỉ liền. Tui bước vô gặp người trong nhà đó, nói rỏ đầu đuôi cho vợ con ổng hay. Sau đó họ theo chỉ dẫn, kiếm được cuốn sổ xanh chẳng khó khăn gì. Khi đọc xong, bà hai Thắng cùng người con trai lớn, nhờ tui dẫn xuống Lái Thiêu, đem tiền trả cho chú bảy Thiệt. Bởi chú này cùng chung làng An San với tui, chính chú bảy cũng tỏ ra ngạc nhiên, khi nghe tui thuật lại câu chuyện.
Nghe tới đây, thì thiếm hương lại hỏi rấn tới.
-Rồi sau chuyện đó, có vong hồn nào khác, tới kiếm cậy nhờ, bác giúp họ chuyện gì khác nửa không, vậy bác năm?
Ông năm Lâm cười hiền từ trả lời.
- Từ ngày đó tới giờ cũng cả hai chục năm, có nhiều vong hồn tới nhờ tui giúp họ đủ chuyện. Khi thì tìm số tiền vàng họ dấu một chổ nào đó, mà trước lúc mất không kịp chỉ dẫn cho thân nhân. Lúc thì mồ mả họ bị hư sập làm lộ cái hòm, cũng đôi lần những người chết, mà gia đình không tìm thấy thi thể, cũng nhờ tui chỉ cho gia đình tìm hài cốt họ để đưa đi cải táng. Ôi! Thì đủ thứ chuyện của họ.
Chờ ông năm Lâm nói xong, hương hào Đường liền nhướng mắt lên hỏi.
-Chuyện bác năm nói nãy giờ, nghe cũng kỳ lạ lắm. Nhưng liệu có ăn nhập gì, với chuyện bác lặn lội từ trên Lái Thiêu xuống đây kiếm tui?
-Có chớ, bởi ba ngày trước, có hai vợ chồng người nọ tới nhờ tui, xuống dưới này kiếm chú hương.
Nghe ông năm Lâm nói vậy, hai vợ chồng hương hào Đường giật mình, rồi ông chồng vội lên tiếng hỏi
-Vậy a! Hổng lẻ cũng là vong hồn nào đó, báo cho bác biết là họ chết nơi đây. Hay ai thiếu nợ thiếu nần gì, mà họ nhờ bác đòi tiền, hay trả tiền dùm giống như mấy đám lúc trước.
Ông năm Lâm không trả lời ngay câu hỏi, mà lại hỏi ngược lại.
- Dám hỏi chú hương, có phải vợ chồng chú mới cất căn nhà, nhưng không ở được phải không?
Hương hào Đường ngạc nhiên hỏi.
- Ủa mà sao bác năm biết, bộ có ai ở đây nói cho bác nghe hả. Thiệt tình ai mà nhiều chuyện vậy cà.
Ông năm Lâm lắc đầu.
- Tui mới tới xứ này lần đầu nên có quen biết ai ở đây đâu để mà họ nói. Chẳng là do hai vợ chồng vong nọ, chỉ rỏ đường tới đây kiếm chú hương, rồi nói cho chú thiếm biết ý nguyện của họ.
Nghe ông năm Lâm nói tới đó. Thiếm hương hào hoảng hồn, ngồi xích vô gần chồng rồi lắp bắp .
- Hổng …lẽ họ…họ kiếm vợ chồng tui, đòi nợ nần hay… chuyện gì khác vậy bác năm.
- Tui cũng chẳng rỏ lắm, bởi họ chỉ nói xuống tới đây, thì kiếm chú hương hào Đường. Rồi tối nay tui cùng chú ra nhà đó ngủ một đêm, để hai vợ chồng nọ, nói chuyện gì đó. Ý họ là muốn đem chuyện đó nói thẳng với gia chủ, chớ không nhờ tui nói đặng.
Vợ chồng hương hào Đường, không muốn tin cũng không được, bởi lẽ theo lời bác nọ nói, nhà ổng ở tuốt trên Lái Thiêu, mà lặn lội xuống tới dưới này, hổng lẻ để nói giởn chơi sao. Mà ngó bề ngoài của ổng, cũng thấy là con người đàng hoàng, hơn nữa theo lời ông già này nói, thì đây là lần đầu xuống tới Long kiểng. Như vậy thì mần sao mà biết, là căn nhà mới cất của họ, ma quỉ lộng không dám ở. Bởi vậy hai vợ chồng chỉ biết lắc đầu lo sợ, chớ chẳng biết tính sao nữa. Suy nghĩ thiệt hơn một chút, hương hào Đường nói.
- Đã trưa như vầy, bác năm chắc chưa ăn cơm, vậy tôi kêu đám trẻ dọn cơm mời bác dùng nha.
- Cám ơn chú hương, nhưng tui ăn cơm rồi.
Thiếm hương ngạc nhiên hỏi.
- Từ bến đò về tới đây, đâu có tiệm quán gì bán cơm đâu mà bác ăn. Vợ chồng tôi thiệt bụng mời, mong bác đừng ngại.
Ông năm Lâm cười mà trả lời.
- Nói thiệt với chú thiếm, tui có đem theo cục cơm với bịch muối đậu, nên khi qua bến đò, tui đem ra ăn để lấy sức đi bộ. Nếu được, thì chiều nay tui ăn nhờ chú thiếm một bửa.
Thiếm hương mau miệng nói.
-Dạ! được chớ, có gì đâu mà bác khách sáo, chiều nay có gì mình ăn đó.
Nói rồi thiếm hương hào kêu cô tớ gái, trải chiếu mới lên cái giường nhỏ bên chái, rồi mời ông năm Lâm qua nghỉ trưa.
Hoàng hôn tháng này xuống thiệt lẹ, mới hồi ăn cơm chiều, trời còn sáng trưng. Mà bây giờ, khi hương hào Đường ngồi uống nước trà với người khách, thì trời đã chạng vạng tối. Ngoài kia mấy người đi làm đồng về, ngang bờ đắp nói cười vang rần, và ai đó trong số họ bổng cất lên một câu hò. Tiếng hò… hơ… của người đó, mới ấm áp ngọt ngào, lồng lộng vang lên trong cảnh chiều tà, như mang nổi buồn mênh mông của miệt ruộng đồng, sông nước. Ông năm lên tiếng khen.
- Người đó là ai, mà có giọng hò tốt quá vậy chú hương?
Hương hào Đường đáp liền.
- Giọng hò đó là của bảy Tâm, con chị mười xóm dưới kia. Cái thằng đó có giọng hò hay, đã làm nhiều đứa con gái ở đây xiêu lòng, mê mẫn. Ờ, mà nghe đâu gốc gác, của chị mười cũng ở trên miệt Lái Thiêu đó.
Ông năm Lâm nhướng mày nói.
- Ủa vậy sao! Hổng dè người xứ tui, cũng có ở dưới này nữa. Ừa chừng nào rồi việc nhà chú, thì chú làm ơn dẫn tui tới gặp cô mười, coi đặng có là bà con tui hông.
Ông hương hào vui vẻ trả lời
-Chuyện đó dễ ợt, chớ có gì đâu bác năm.
Hai người nói chuyện phiếm thêm một hồi nữa thì nhìn ra ngoài trời đã tối mịt, ánh trăng mười hai cũng vừa mọc, ông năm Lâm nhìn trời nói.
- Thôi, giờ mình ra căn nhà đó nghỉ đi chú hương.
Nghe nhắc tới chuyện ra căn nhà đó ngủ, trong bụng hương hào Đường muốn đánh lô tô. Bởi mấy tháng trước sau khi làm nhà rồi, còn chờ coi ngày tốt để dọn ra đó ở. Trong lức chờ ngày, hương hào Đường có nhờ người anh bà con, và thằng con nhỏ trai đi ra ngoài đó ngủ, coi chừng nhà. Đến giữa đêm, thì bị mấy con ma ngoài đó dựng giường lên nhát. Làm hai bác cháu thằng nhỏ, nữa đêm bương bỏ chạy về, người anh bà con thì thở hỏng ra hơi, mặt tái xanh tái lét. Riêng thằng con trai của ông Đường, vì ham vui ra đó ngủ bị ma nhát, sợ quá về mê sảng, nói cà lăm liền tháng sau mới hết.
Thấy vậy hương hào Đường, vô cùng tức giận. Nên bửa sau dẫn thêm hai thằng tớ lực lưởng, đem theo đủ đồ nghề tới căn nhà đó, để người phá thì bắt người, còn ma quấy thì trị ma, nếu nó dám hiện lên nhát. Ai dè hai ba con ma chổ căn nhà dữ quá, con dao phay trét phân gà sáp, với cây chổi chà quét sân không làm gì được nó.
Nhớ tới ông Đường vẫn còn ớn lạnh bởi, con nữ quỷ mặt bự như cái mâm, xanh lè xanh lét đứng phía sau, hù một cái làm ông Đường giật mình, chết giấc tại chổ. Phải nhờ thằng Mẹo và thằng Tôm cõng về. Còn có con quỉ một giò kia, với cái đầu trọc lóc nhe hàm răng vàng, ra cười khè khè bước tới chặn đường thoát thân. May lúc đó có con dao phay trét phân gà, thằng Mẹo liều chết chém bừa, nên con quỉ một giờ mới biến mất. Chớ nếu không, ba chủ tớ nhà hương hào, khó lòng thoát được để về tới nhà. Khi họ chạy ra mà ngoài lộ cái rồi, mà còn nghe phía sau lưng, tiếng cười lảnh lót của con quỉ cái kia, y như rượt nó theo sau lưng chủ tớ họ. Bây giờ nhắc tới thôi, còn thấy ớn xương sống, chớ nói chi ra đó ngủ. Bởi thấy mình còn sợ chuyện đó, nên hương hào Đường nói với ông năm Lâm.
-Hay là bác năm ra ngoải ngủ một mình ên đi, rồi…rồi hai…vợ chồng con ma đó muốn nói gì, thì bác…bác nhận đại dùm. Về nói lại cho tui nghe, để tui liệu mà tính theo ý họ. Bác năm thấy sao?
Ông năm Lâm nhẹ cười trấn an.
-Hổng có gì đáng sợ đâu, vì dầu gì cũng có tui một bên mà. Bởi ý của họ là muốn chính gia chủ ra đó, để họ kể lại đầu đuôi chuyện trong quá khứ của họ, có dính dáng tới thân tộc chú hương. Cốt để hai bên cùng giải quyết, chớ tui ra mình ên, thì đâu quyết định chuyện gì được.
Hương hào Đường nghe vậy thì lưỡng lự một chút, nhưng rồi cũng đành gật đầu xuôi xị nói.
-Ý họ muốn vậy thì… , chắc tui ráng ra đó một đêm…, thôi trăm sự cũng nhờ bác năm hết.
Rồi hương hào Đường chợt nhớ ra chuyện gì liền nói.
-Hay là tui kêu thêm mấy đứa làm trong nhà, theo ra đó ngủ cho vui…, với bớt ớn một chút ha bác năm.
Nhưng ông năm Lâm lắc đầu nói.
-Không nên, không nên đâu chú hương, bởi vợ chồng vong kia, không muốn cho nhiều người biết chuyện, giữa họ và thân tộc chú ngày xưa. Họ chỉ cốt cho chú biết rỏ về chuyện cũ, để giải quyết êm đẹp. Chớ họ cũng không muốn như bây giờ, gia đình chú cất căn nhà mới, mà lâu nay không ở được, còn họ cũng chẳng an vui gì. Bởi vậy, nếu giờ chú hương không yên tâm, thì cứ cho mấy người đó theo, nhưng chỉ ở bên ngoài, chớ không nên bước vô trong nhà chánh.
Hương hào Đường suy nghĩ, lời ông năm Lâm nói phải. Vì không biết chuyện trước đây, giữa thân tộc mình và vợ chồng vong nọ tốt xấu ra sao, mà bây giờ để kẻ ăn người làm trong nhà biết rỏ, quả là điều bất lợi. Thôi thì cho mấy đứa đi theo, nhưng biểu tụi nó ngủ ngoài sân trước hoặc phía sau bếp. Nếu có gì mình la lên một tiếng, là có người tiếp ứng. Do nghĩ vậy, nên hương hào Đường đành gật đầu, tính theo ý ông năm Lâm.


OAN KHIÊN ĐỜI TRƯỚC
Tác giả : Lê Hoàng Nghĩa
Chương 3 : Ân Oán Tiền Kiếp

Chừng hơn một giờ đồng hồ sau, khi trăng mười hai đã treo lơ lửng ngang đầu, thì hương hào Đường cùng ông năm Lâm, lặng lẽ đi về ngôi nhà lớn mới cất, ở ngoài lộ cái, được đắp đất đỏ phẳng phiêu. Đi phía sau họ là bốn người tá điền lực lưởng, ôm theo một đống mùng, mền, chiếu, gối. Chỉ một chút sau, cả đám đã tới căn nhà nói trên, mấy người làm, kẻ thì lo mở hết cửa cho thoáng, người lo thắp đèn, rồi có người giăng mùng, trải chiếu, giây lát sau mọi việc xong xuôi. Ông hương hào Đường dặn
- Tụi bay ra sau căn nhà bếp nghỉ ngơi đi, nếu tao không kêu thì chớ đứa nào lên đây
Bốn người nọ dạ, rồi bước ra căn nhà bếp ở phía sau nghỉ ngơi. Cả căn nhà ngói ban gian, bây giờ dưới ánh đèn sáng rực, bổng trở nên ấm cúng, chớ không âm u, lạnh lẽo như hồi họ mới bước vô. Nhưng hương hào Đường vẫn còn lấm lét, đưa mắt nhìn chung quanh. Bởi vẫn chưa quên nổi sợ hải, tới bạt hết hồn vía, trong cái đêm kinh hoàng, ba người họ, bị mấy con ma trong nhà này nhát cho một trận nhớ đời. Nên bây giờ mỗi khi nghĩ lại, vẫn có cảm tưởng, như có một hai cặp mắt đang dòm mình, khiến hương hào Đường rùng nhẹ mình, nghe xương sống mình ớn ớn. Ông năm thấy vậy liền cười nhẹ rồi nói.
-Có gì mà chú hương sợ, bửa nay họ không tới để chọc ghẹo chú đâu. Mà họ tới đây với ý nguyện, bày tỏ oán hờn của đời trước, rồi cùng chú giải hòa ra sau đó. Chú hương cứ yên lòng.
Nghe ông năm nói vậy, hương hào Đường thấy bớt sợ phần nào, nhưng trong bụng vẫn còn chút lo lắng. Bởi không biết vợ chồng vong hồn nọ, với gia tộc của mình thời trước, thù oán ra sao. Rồi hai vong hồn đó, sẽ đòi hỏi gì ở mình. Đang còn nghĩ mông lung, chợt ông năm nói.
-Thôi chú với tôi lên giường, ngã lưng một hồi chờ họ tới.
Cả hai cùng lên giường nằm, nghỉ ngơi chờ đợi. Ngoài kia ánh sáng trăng mười hai lờ mờ, do mây che đang buông xuống, khoảng sân rộng trước căn nhà màu trắng đục, lù mù. Khiến mấy cái bóng đen thui của hàng cau kiểng, đang phất lên, phất xuống, những tàu lá của nó, mới ngó chẳng khác nào mấy cánh tay dài, của ai đó đang dang ra ngoắc ngoắc. Cảnh tượng kia làm hương hào Đường, dù biết rỏ mồn một, nhưng vẫn thấy ớn ớn nổi da gà. Ông ta cứ rọ rậy hoài, không sao bình tâm nằm yên cho được. Thời gian nặng nề trôi qua, trong phập phồng lo lắng của ông chủ nhà..
Phía dưới nhà bếp, bốn anh tá điền cũng phập phồng lo sợ không kém. Do sự nổi tiếng ma lộng hành, trong căn nhà này, cả làng Long Kiểng ai mà không biết. Bởi lần đầu tiên, là nó nhát hai bác cháu thằng con chủ nhà, khiến thằng nhỏ sợ quá, phát nói cà lăm cả tháng mới hết. Kế tới nó rượt chính ông hương hào, cùng thằng Mẹo và thằng Tôm, bửa đó chạy có cờ.
Rồi gần đây nhứt, là bốn cha cũng dân xóm này, bửa đó say rượu mò vô để coi ma ra sao. Và hổng biết mấy chả lên tiếng, thách thức ra sao đó, mà mấy con ma trong đó nhát một bửa dữ dội. Khiến mấy chả la làng, la xóm chỏi lỏi một bửa đã đời. Nên từ đó trở đi, ban đêm, ban hôm ít có ai dám bén mãng, bước gần căn nhà đó. Vậy mà bửa nay, ông hương lại sai họ tới đây ngủ coi chừng, để tiếp ứng liền cho ổng, nếu có chuyện chẳng lành xãy ra. Chủ ra lịnh, thì phải tuân theo, chớ trong bụng họ, người nào người nấy cũng ớn ợn.
Bốn người họ trải đệm ra ngoài hàng ba nhà bếp nằm đở, vì dẩu sao ngoài này, cũng trống trãi và sáng sủa hơn trong bếp. Họ nằm một hồi, thì gió hiu hiu thổi tới mát rượi, làm anh nào anh nấy lim dim muốn ngủ, lại sợ khi chủ kêu mà hổng nghe, thì ngày mai biết thân với ổng. Nên họ ráng nhướng mắt lên, chống chọi cơn buồn ngủ, nhưng gió cứ hiu hiu thổi tới không ngừng, làm cả bốn người mát mẻ hết sức. Rồi chỉ một hồi sau, thì cả bốn người đều ngáy rồ rồ như xay lúa.
Khi cả bốn người đang ngủ ngon lành, thì bất chợt giật mình, vì tiếng võng đưa nghe kẻo kẹt, cùng tiếng ầu… ơ ví dầu ru con, của ai đó vang lên thiệt lớn, ở sát một bên. Làm bốn người hoảng hồn, thức giấc, lồm cồm ngồi ngay dậy, dòm coi ai nhè nữa đêm, nữa hôm, mà dám tới đây đưa võng ru con. Nhưng chung quanh, không biết có phải tại mây che không, mà chợt tối đen như lọ chảo. Làm cho cả bốn người căng mắt nhìn, mà vẫn không thấy gì hết.
Nên lúc nghe mấy tiếng ru lảnh lót nọ, ở bên hông nhà bếp, khi thì tiếng võng đưa cọ…kẹt, ở sát một bên mình. Rồi có khi nghe tiếng con nít khóc tuốt sau hè, điều này khiến cả bốn người, chợt có chung suy nghĩ. Không lẽ mấy con ma ở đây, nổi lên nhát họ. Dù không ai lên tiếng trước, nhưng mấy người họ vụt đứng lên một lượt, với ý định cuốn đệm đi chổ khác, thì bất ngờ một tiếng “Bịch” nặng nề vang lên, như có cái gì khá lớn từ trên rớt xuống. Hai người người đứng gần nơi phát ra tiếng động, cúi xuống ngó, coi là vật chi mới rớt.
Thì ngay lúc đó, ngoài trời dường như, mây đen hết che ngang, thành ra ánh trăng lộ ra sáng trưng. Cùng lúc cả bốn người đó thấy một lượt, hình ảnh một đứa con nít, chừng một tháng còn đỏ hỏn, đang nằm ngữa, giơ hai tay hướng về họ như đòi ẳm. Nó hả cái họng toác hoác, không thua gì miệng ly bự, rồi cất tiếng khóc oa…oa...oa. Nhìn vô mới thấy ghê làm sao. Cả bốn người đàn ông, đứng chết trân một chổ, chưa biết tính sao. Thì bất ngờ, đứa con nít đang nẳm ngửa dưới tấm đệm, nhảy vọt lên, rồi đeo cứng ngắt trên vai một người lớn tuổi nhứt, trong bọn miệng nó kêu
- Ấp…..cha…..ấp… cha….
Nó kêu liên hồi, làm ba người còn lại ngó thấy tường tận, vậy nên không còn hồn vía gì. Ráp la lên một tiếng “MA” thiệt lớn, rồi co giò bỏ chạy ra cổng một nước. Để mặc cho anh, bị con ma nhí đeo trên mình, sợ quá té xuống chết giấc tại chổ (bất tỉnh). Mọi diễn biến xảy ra đằng sau bếp, từ tiếng đưa võng, ru con của mấy con ma, rồi tới tiếng khóc của con ma nhí, thêm ba người bị ma nhác la làng tuy khá ồn ào. Nhưng chẳng hiểu tại sao, không làm hai người phía trong nhà nghe được.
Trong nhà ngọn đèn lớn đang tỏa sáng, thì từ cửa sổ một cơn gió lạnh ngắt tràn vô, khiến ngọn đèn lá cải lớn, chao chao mấy cái rồi tắt ngúm. May mà ngọn đèn con cóc nhỏ, đặt ở đầu tủ lại không sao. Nên căn nhà chỉ tối một chút, chớ không đen thui, nhưng bằng đó cũng đủ, làm hương hào Đường giựt mình, ớn xương sống, thiếu điều dợm ngồi dậy tính bỏ chạy. Tiếng ông năm Lâm nói nhỏ.
-Hai vợ chồng vong nọ, gần tới rồi đó chú Hương. Có tui ở đây không sao đâu, chú đừng hoảng hốt.
Hương hào Đường nghe vậy, thì hay vậy, chớ trong bụng cũng phập phồng không ngớt. Bởi chẳng hiểu họ có oán thù gì, với gia tộc mình trong thời trước. Mà bây giờ, hai vong nọ nổi lên quậy phá, căn nhà mới cất dữ vậy. Rồi hổng rỏ họ kêu mình tới đây, nhằm đòi hỏi chuyện gì, hay để ra tay, trả thù báo oán chi đây. Nhưng còn may, mà có ông năm Lâm kề một bên, nên cũng đở ớn, bởi ngó bề ngoài ông già rất đàng hoàng. Hơn nữa nhà ở tuốt trên Lái Thiêu, đâu quen biết gì với mình trước, thì không vì lẽ gì, cất công xuống tới đây, nhằm gạt gẩm mình làm chi.
Khi hương hào Đường, còn đang chìm trong suy nghĩ, thì cây đèn con cóc nhỏ để trên đầu tủ, làm như lụn tim hay hết dầu. Bổng phụt một cái thiệt sáng, rồi chỉ còn loe lét cháy, với ánh sáng xanh lè yếu ớt. Khiến gian nhà nãy giờ vốn đã tối, bây giờ càng tối thêm, làm cho hương hào Đường, một lần nữa giựt mình dòm dáo dát.
Thì Thiên Địa ơi! ngay trước cái bàn kê giữa nhà, ngay dưới nền gạch tàu, từ từ trồi lên hai cái đầu người đen thui, kế tiếp thân mình mặc đồ trắng xát chui lên theo. Ngó thấy vậy, hương hào Đường cứng lưỡi, không kêu la gì được, mà giờ đây ông ta ngồi vụt dậy, tính bỏ chạy nhưng hai cẳng vừa bỏ xuống đất, đã nhịp lia, nhịp lịa. Dầu có muốn đứng, cũng không đứng nổi, chớ nói chi là chạy. Thấy vậy ông năm Lâm liền cười, rồi vổ vai hương hào Đường.
-Đừng quá sợ chú hương. Họ không làm hại gì chú đâu, chú yên tâm bình tỉnh ngồi trở lại.
Nói vậy xong với người chủ nhà, ông năm liền quay qua, nói với hai cái vong mới từ dưới đất chui lên.
-Hai người hiện thân rỏ ràng đi, đừng làm chủ nhà sợ, hổng nên.
Ông năm Lâm vừa dứt lời, thì cây đèn nhỏ bổng sáng lên bình thường, rồi trước mắt hương hào Đường, hiện ra hai người. Người đàn ông trạc ba mươi mấy tuổi, đầu bới tóc bận bộ đồ trắng, mà chiếc áo thì dài tới đầu gối, tay mặt người đó chống một cây gậy nhỏ. Bên kia một người đàn bà cũng bận đồ trắng, nhưng áo thì làm như là bà ba tay dài, tóc xỏa dài khỏi lưng, trên tay ẳm một đứa nhỏ, chừng vài tháng tuổi, cũng bận đồ trắng. Hai người nọ bước tới, người đàn ông hướng về ông năm Lâm, xá một cái, còn người đàn bà thì cúi đầu khá sâu để chào. Rồi cả hai quay qua, nhìn hương hào Đường một chút, người đàn ông với gương mặt không chút biểu cảm, cất tiếng nói. Âm thanh nghe lạnh lùng vô cùng.
-Vợ chồng tui chào chú hai, hương hào Lưu Hòa Đường.
Vô cùng kinh sợ khi nghe vong nam kia, kêu đủ tên họ và thứ của mình, bởi hết cái làng Long Kiểng này, ít người biết đầy đủ tên họ tới vậy. Có chăng là họ biết mình thứ hai, nhưng thông thường, thì họ kêu theo chức danh, là hương hào Thân. Cái tên cúng cơm Đường của mình vốn ít người biết mà kêu. Chớ nói chi tới cái việc biết được chử lót Hòa của mình, lại càng có ít người rành. Nhưng đằng này, cái vong nam kia lại gọi đủ cả họ tên Lưu Hòa Đường như vầy, làm sao không ngạc nhiên và đáng sợ. Nên hương hào Đường chỉ lắp bắp nói.
- Tui…tui có lời chào…hai…
Anh ta không biết xưng hô sao cho phải, nên chỉ nói được tới đó. Thấy vậy người đàn bà bồng con, cất tiếng lãnh lót. Nghe thôi mà da gà, hương hào Đường nổi cả cục.
-Thì kêu vợ chồng con cái tui là ma, quỉ, hay vong hồn chi mà không đặng.
Ông năm nghe vậy liền đở lời.
-Thôi chuyện qua lâu rồi, đừng gây thêm hiềm khích mần chi. Giờ để tui phân như vầy cho hai bên cùng nghe. Chuyện oán hờn, xảy ra cũng gần trăm năm trước, thì chú hương đây làm sao biết tới được. Vậy xin hai vong nói ra đầu đuôi câu chuyện, rồi sau đó, muốn nhờ chú hương làm giúp chuyện gì, thì theo tui nghĩ chú không từ chối đâu.
Nghe ông năm Lâm nói vậy, vong người đàn ông trả lời liền.
-Thầy năm đã dạy như vầy, vợ chồng tui cũng không dám cải. Vậy đêm nay, tui sẽ cho chú hương hào Đường đây biết, tại sao mà căn nhà này, vợ chồng tui hiện lên quậy nhát, làm không cho ai dám ở. Chuyện là vầy.
- “Năm đó ở bên Tân Quán Đông, có ông thầy thuốc tên ba Phước, người ở miệt Biên Hòa, Đồng Nai xuống đây, cất căn nhà nhỏ trên miếng đất hương quản Dư, để làm nghề hốt thuốc nam giúp dân. Thầy ba rất mát tay lại nhân hậu, ai có tiền bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, thầy không đòi hỏi chi hết, còn người nào nghèo quá thầy cho thuốc luôn không tính tiền. Phần nhiều bịnh nhơn tới bắt mạch, hốt thuốc đều hết bịnh, nên bà con xa gần đồn nhau, thường tới đó trị bịnh.
Vì vậy từ sáng tới chiều, lúc nào cũng đông khách. Thầy làm chẳng ngơi tay, nên việc cơm nước rất thất thường. Khi sớm, khi trể, có bửa tối mịt thầy ba mới xuống bếp, một mình thui thủi nấu cơm chiều. Nhiều người bịnh thấy vậy, cũng đôi khi nấu dùm thầy, nhưng cũng không được mấy bửa. Rồi trong số bịnh nhơn tới điều trị, thì có một cô gái chừng mười bảy, mười tám tuổi, quê dưới miệt lục tỉnh mắc phải căn bịnh ngặt. Nghe đồn danh tiếng của thầy ba, nên cùng bà mẹ lặn lội lên, nhờ thầy điều trị.
Do gặp chứng bịnh khó, vì vậy cô và bà mẹ phải ở luôn tại nhà thầy, để tiện việc thuốc thang hằng ngày. Việc trị bệnh kéo dài cả gần ba tháng, nên cô gái ngoài việc tự sắc thuốc cho mình, thì nấu cơm cho ba người cùng ăn. Nhờ vậy nên việc cơm nước của thầy ba Phước, từ đó coi ra đở cơ cực rất nhiều. Thời gian họ sống gần nhau khá dài, việc trai đơn, gái chiếc phải lòng nhau là lẽ thường.
Sau đó không lâu thì họ làm lễ ra mắt, cúng kiến ông bà tổ tiên, trước sự chứng kiến của bà mẹ cô gái, cùng mấy người anh chị ruột của cô từ lục tỉnh lên tham dự. Dự lễ ra mắt của con gái xong, bà mẹ rất yên lòng về cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ. Liền theo mấy người con lớn về quê. Đôi vợ chồng mới cưới là thầy Phước và cô út Lan, thời gian này thiệt là vô cùng hạnh phúc. Nhưng họ không hề hay biết, có một người rất căm ghét oán hận họ. Người đó chính là hương quản Lưu Vạn Dư, ông này rất có quyền thế và giàu sang vào bực nhứt, ở cái xứ Tân Quán Đông này”
Nói tới đây vong nam dừng lại, như để nhớ lại chuyện xưa. Còn phần hương hào Đường, khi nghe nhắc tới hương quản Dư ở Tân Quán, thì giựt mình cái độp. Bởi đó là ông cố nội của ông ta, vì vậy tỏ ra hết sức lắng nghe. Thật ra vong nam nói tới đó thì dừng lại, là có ý cho hương hào Đường biết, mình đang nói về gia tộc họ Lưu của ông ta. Nên khi thấy ông ta chú ý, liền kể tiếp.
-“Hương quản Dư, tuy đã có tới hai bà vợ đang ở chung một nhà, nhưng khi ngó thấy nhan sắc mặn mà của cô Lan, thì đem lòng ham muốn. Tính cưới về làm vợ thứ ba cho mình, thì bị sự phản đối kịch liệt của hai bà vợ, nên tạm thời chưa thực hiện được ý định. Tuy nhiên ông hương quản, quyết chí đeo đuổi bông hoa miệt lục tỉnh cho bằng được. Nên thường qua nhà thầy ba Phước, lấy cớ coi mạch, nhưng lại thường tỏ tình nhiều lần với cô Lan. Biết rằng ông ta có thế lực lớn, Lan chỉ nhẹ nhàng ừ… à cho qua, chớ không dám thẳng thắng từ chối. Vì vậy, khi thấy thầy ba Phước cùng cô út Lan, chánh thức thành chồng vợ. Thì hương quản Dư như con thú điên, chụp cây súng hai nòng của mình gầm lên
- Tao qua bển cho thằng Phước một viên, để đem con Lan về, coi đứa nào dám ngăn cản.
Hai bà vợ thấy chồng như nối cơn điên, cũng chẳng dám ho he gì, nên xuống phía sau mét với bà mẹ chồng, vì vậy ngăn được chuyện đáng tiếc xảy ra. Bởi hương quản Dư tuy hùng hồ với chung quanh, nhưng lại có hiếu và sợ mẹ phải phép.
Tưởng chuyện như vậy rồi sẽ qua, hổng dè chừng hơn ba tháng sau, đích thân ông hương quản qua phòng mạch thầy ba Phước ra lịnh.
- Nếu muốn sống yên lành, thì thầy ba dọn đồ đi chổ khác cho khuất mắt, còn cô Lan thì cứ ở đó, ổng sẽ chu cấp đầy đủ cho mà sống. Đợi một thời gian, ổng dàn xếp với hai bà vợ rồi đem về sống chung.
Hương quản Dư gằn giọng, nói với vợ chồng thầy ba Phước như vậy. rồi quay về. trước sự ngở ngàng của cả hai vợ chồng thầy ba. Ban đầu tuy họ có sợ hải, nhưng nghĩ rằng, hổng lẽ ổng dám làm vậy thiệt, có lẽ ổng chỉ hăm he cho đở tức thôi. Ai dè hai ngày sau, ổng tới và ra kỳ hạn. Tong thời hạn ba ngày, mà còn gặp thầy ba ở đâu, thì ổng cho bắt và đóng gông liền, bởi tội không xin phép, mà dám làm nghề hốt thuốc coi mạch.
Hai vợ chồng thầy ba Phước, thấy ở lại đây không xong, bèn bàn nhau trốn đi xứ khác. Nữa đêm hôm đó, hai người thu xếp đồ dùng tùy thân, rồi đóng hờ cửa trốn đi. Ra tới đường, họ cũng chẳng biết mình nên đi hướng nào, bởi một hướng là con sông chắn ngang. Đêm hôm như vầy, thì làm sao có ghe xuồng mà qua miệt Sài Gòn. Còn một hướng nữa thì đi về miệt lục tỉnh, hay đâu mà cả hai không rỏ cho lắm. Bây giờ chỉ còn hướng đi về phía Long Kiểng, bởi thầy ba có hai, ba lần tới đó bắt mạch trị bịnh, nên còn nhớ.
Với từ đó qua Long Kiểng cũng khá gần, nên sau cùng, hai vợ chồng quyết định đi về hướng đó lánh nạn. Trong đêm hai vợ chồng dắt díu nhau, bước đi trên con đường đất tối thui, họ cố gắng rời càng xa chổ này càng tốt. Dù mệt nhưng không dám dừng lại nghỉ ngơi, vì sợ hương quản Dư hay họ trốn đi, sẽ cho người theo bắt lại.
Họ lo sợ vậy cũng phải, bởi ngày đêm, hương quản Dư thường sai người để ý dòm chừng, nên khi hai vợ chồng thầy ba đi một hồi. Thì gả gia nhân thân tín của ổng, theo lịnh chủ ra dòm chừng, thấy nhà thầy ba Phước cửa chỉ hép hờ, mà hông thấy đèn đuốc gì ráo. Nên trong bụng sanh nghi, liền lên tiếng kêu thử mấy bận, không nghe có tiếng trả lời của người trong nhà, bước lại dòm vô không thấy ai. Liền tức tốc chạy về báo tin cho chủ.
Nghe tin vậy hương quản Dư nổi khùng, tập hợp tôi tớ trong nhà, gần mười người, rồi chia làm hai đường rượt theo, bắt vợ chồng ông thầy thuốc. Chẳng mấy chút cái tốp bốn người đàn ông lực lưởng, cùng hương quản Dư, đã đuổi kịp vợ chồng thầy ba Phước. Không nói không rằng, hương quản Dư nắm cây gậy bằng cườm tay, nhắm ngay đầu thầy ba bửa mạnh xuống. Thầy Phước đang đi, bổng nghe tiếng chân phía sau nên quay lại nhìn, nhờ vậy vấp cẳng té chúi nhủi tới trước, nên cây gậy chỉ đánh trúng lưng. Tuy vậy ngọn đòn ấy, cũng làm Phước la một tiếng lớn, té sấp tới trước nằm dài miệng rên hù…hù.
Người vợ thấy vậy nhào tới ôm chồng đở dậy, thì bị ngay hai người đàn ông bước tới kéo ra. Sau đó hương quản Dư, sai mấy tên đầy tớ dùng dây trói thầy Phước lại, rồi chính tay hương quản Dừ, lấy báng súng đánh đập thầy Phước tới gần chết. Sau cùng ông ta vừa thở hồn hển, quay lại dùng súng bắn vô chân và đầu nạn nhân.
Còn người vợ thấy chồng chết, biết mình khó thoát khỏi tay tên hương quản ác nhơn, nên cắn lưởi quyên sinh, với bào thai hai tháng trong bụng. Thấy vậy hương quản Dư liền ra lịnh, cho mấy người đi theo, vùi thây họ cách lề đường không xa, rồi kéo nhau về. Còn khúc đường này vừa vắng vẻ, xa xóm làng, lại đêm hôm nên chẳng môt ai hay biết. Mà dù có ai biết, cũng chẳng dám hó hé điều gì, bởi thế lực hương quản Dư bao trùm hết xứ này.
Kể tới đây vong hồn nọ dừng lại, rồi quay qua hương hào Đường hỏi.
-Nghe ta nói hết chuyện trên, chắc là ngươi biết rỏ ai đem lại cái chết thảm, cho gia đình ba người của ta rồi chớ?
Nghe vong hồn kia hỏi vậy, hương hào Đường không dám trả lời, mà chỉ gật đầu nhẹ, bên kia vong nữ lạnh lùng nói.
-Đáng lẽ là chúng ta chiếm căn nhà này luôn, không cho ai ở, vì nhà ngươi cất nhằm chổ, mà hồi đó ông cố nội ngươi đã vùi thây vợ chồng ta. Bởi vậy ngươi có nhớ bửa căn nhà mới cất, trời mưa làm lộ ra một cái lổ chăng?


OAN KHIÊN ĐỜI TRƯỚC
Tác giả : Lê Hoàng Nghĩa
Chương 4 : Hóa Giải

Hương hào Đường lại gật đầu xác nhận, ông ta nhớ rỏ bửa đó vừa dứt mưa, thì giửa nền căn nhà mới sụp xuống một cái lổ. Mà mới ngó, không khác gì miệng huyệt chôn người. Khiến mọi người có mặt bửa đó biết là điềm gở, nhưng không ai dám lên tiếng. Nay hiểu ra là vậy, tới đây thì hương hào Đường đành lên tiếng.
-Chuyện hồi đó, do ông cố tui đối với gia đình thầy, thì làm sao tui biết. Nay xin hỏi vong hồn hai vợ chồng thầy, muốn tui đền đáp mần sao, để tiêu tan oán khí của hai vong hồn, thì gia đình tui cũng xin nghe theo hết.
Nghe cháu cố của kẻ thù xưa tỏ ra biết điều, nên vong hồn bà út Lan dịu giọng.
-Được rồi, nếu vậy thì vợ chồng ta cũng muốn, cho ngươi thấy hình hài cũ chúng ta khi chết ra sao. Có vậy thì ngươi sẽ hiểu, nổi căm giận chúng ta dành cho kẻ giết mình.
Vong hồn bà Lan vừa dứt lời, thì hương hào Đường và ông năm Lâm thấy trước mắt họ. Hình ảnh của một người đàn ông đầu bể nát, máu me bê bết, gương mặt biến dạng, thấy vô cùng ghê rợn, một chân gảy lặc lìa, mình mẫy nhuộm đầy máu đỏ. Còn người đàn bà đứng kế bên, tóc xỏa rối nùi, trên họng dòng máu đỏ lòm, chảy dài xuống tới ngực, trên tay bồng một bào thai mới tượng hình, nên chỉ có phần đầu thiệt lớn, còn mình mẩy cái thai nhi, chỉ mới chút xíu, ngó hổng muốn thấy. Thấy vậy hương hào Đường hồn vía muốn lên mây, lắp bắp nói với ông năm Lâm.
-Bác năm mần ơn nói họ đừng…nhát…nửa, tui ngó thấy ớn quá.
Ông năm Lâm nhẹ nhàng nói.
-Họ hông hề nhát chú, mà họ chỉ cho chú thấy lại, hình ảnh của họ chết thảm năm nào. Để chú hương rỏ sự đau khổ của họ ra sao.
Rồi ông quay qua vợ chồng vong hồn kia mà rằng.
-Thôi được rồi, vợ chồng thầy Phước cô Lan, muốn chú hương đây làm cho điều chi thì nói ra, để chú đây nhận lời giúp dùm.
Vong nam nói vừa đủ nghe.
-Vợ chồng tui chẳng đòi hỏi gì hơn, chỉ mong được cải táng vào nơi khô ráo, rồi đắp lên đó một nắm đất, để còn thấy đó là mả mồ. Chớ hiện giờ chổ chúng tôi nằm, thì ngay giữa căn nhà này. Cặp giò và mình thì bị cái bàn nước đè lên, còn hai cái đầu thì nằm sát bên cột cái. Sau khi chôn cất rồi, thì nhờ thầy tụng kinh siêu độ, cho vợ chồng con cái tui là tốt rồi.
Nghe hai vong nọ nói vậy, hương hào Đường mừng rơn trong bụng, liền mau lẹ gật đầu nói liền.
-Được được… vợ chồng tui nhứt nhứt, nghe theo lời của của vong vợ chồng thầy ba. Mai tui sẽ cho người đem hài cốt hai hai vị, chôn cất tử tế trên gò cao ráo, rồi xây mả đàng hoàng. Sau đó rước thầy chùa, tụng kinh siêu độ cho hai vị. Mong hai vị xóa bỏ oán hờn củ.
Vong thầy Phước thì không nói gì, nhưng vong bà Lan thì lắc đầu nói.
-Chôn cất cho vợ chồng ta vậy là được rồi, nhưng khỏi rước thầy nào về tụng, mà nhờ thầy năm đây tụng dùm thì tốt hơn.
Hương hào Đường càng mừng hơn nói.
-Vậy nhờ bác năm, giúp dùm chuyện đó cho tui nghe bác năm
Ông năm vui vẻ nói.
-Ờ được nếu vong hồn vợ chồng thầy ba nhờ, thì tui đâu quản công.
Hai vong vợ chồng thầy ba Phước, liền hướng về ông năm Lâm cung kính xá một xá dài, rồi bóng họ chợt mờ dần, mờ dần, chỉ chút sau không còn thấy. Trong nhà không khí chợt ấm áp bình thường, chớ không lạnh lẻo, đầy đe dọa giống như trước đây.
Sáng sớm hôm sau, tranh thủ khi chưa đến giờ động thổ. Ông năm Lâm theo chân hương hào Đường, ra khu đất mà gia đình ông an tán thân nhân, nhờ ông năm Lâm chọn vị trí, để an tán vợ chồng thầy ba Phước. Sau một lức tính toán, họ dã chọn được vị trí cao ráo nằm trong khu đất. Rồi về cho mấy tá điền, đào hài cốt vợ chông thầy ba Phước lên, xử lý sạch sẽ, cho vô hủ, trịnh trọng đem ra khu đất chọn ban nãy, an tám đàng hoàng.
Thầy năm biểu gia đình hương hào Đường, đặt một cái bàn, trước ngôi mộ mới của vợ chồng thầy ba Phước. Trên bàn bày biện lư hương, bình bông, dĩa trái cây, 3 chung nước và hai ngọn đèn cầy. Rồi đích thân ông năm Lâm, đứng trước bàn thắp nhang van vái, đọc cho các vong hồn trong gia quyến thầy Phước, bảy thời kinh siêu độ. Một hồi sau ông năm Lâm đứng đưa mắt nhìn, những sợi khói nhang mõng manh, đang tan lần trên bàn cúng, ông chợt quay lại nói với hương hào Đường.
-Mọi chuyện tới đây, coi như đã hóa giải tốt đẹp, các vong hồn kia đã tiêu tan oán khí. Từ giờ trở đi, họ đã rời bỏ nơi này đi xa. Vậy gia đình chú hương yên tâm dọn về đây, mà không còn e ngại họ quấy phá như lúc trước. Vợ chồng hương hào Đường nghe vậy, vui mừng khôn xiết, ngỏ lời cám ơn ông năm Lâm vô cùng. Trên đường họ quay trở lại nhà, chợt bà vợ hương hào Đường vỗ tay cái bép, nhắc chuyện cũ
- Phải rồi hen, bây giờ tui mới biết, mần sao mà vợ chồng mình đi tầm thầy tám mấy lần, mà không gặp
Ông hương hào nghe vợ nói vậy, hết sức ngạc nhiên hỏi liền
- Ủa, vậy là bà biết nguyên nhân hả, đâu nói tui nghe cái.
- Nếu khi đó mời thầy tám xuống, thì chắc gì đã hóa giải được ân oán, giữa gia tộc mình với vợ chồng thầy ba phước, một cách êm đẹp như vầy.
Hương hào Đường cũng gật đầu cái rụp, tán thành ý kiến của vợ. Vô đến nhà, vợ chồng họ mời thầy năm lâm ngồi uống nước. Ông hương hào xin phép đi vô trong một chút, khi trở ra trên tay hương hào Đường, lấy tờ giấy bạc một trăm bộ lư tiền Đông Dương (Số tiền trên khá lớn so với thời đó), để lên dĩa rồi trịnh trọng nói.
-Gia đình tui rất biết ơn bác năm, bởi bác không quản đường xá xa xôi, tới đây giúp cho tụi tui. Bây giờ có chút lòng thành, mong bác năm nhận mà làm tiền lộ phí.
Ông năm Lâm cất tiếng cười lớn nói
-Tui cám ơn chú hương cùng gia đình, nhưng tui vì nghĩa, mà xuống tới đây giúp hai cái vong nọ, cởi bỏ thù hận với gia quyến chú. Đồng thời giúp siêu độ cho họ, coi như tui được phước lớn rồi. Vậy số tiền này tui không nhận đâu, chú cất lại đi.
Hương hào Đường nắm tay ông năm Lâm mà nói.
-Như vậy tui thấy áy náy quá bác năm. Ơn nghĩa bác giúp trọng như vầy, mà tui chỉ cám ơn suông, coi bộ không phải chút nào.
Ông năm Lâm nghe hương hào Đường nói bằng giọng chân thành như vậy, liền cười mà đáp rằng.
-Thôi được nếu chú có lòng muốn đền ơn tui, cho khỏi áy náy. Thì chú làm ơn dẫn tui tới, nhà cô mười mẹ cậu bảy Tâm, mà chú nói gốc gác ở Lái Thiêu, cùng xứ với tui là quý lắm rồi.
Nghe vậy hương hào Đường mau mắn trả lời.
-Vậy chiều nay, tui xin dẫn bác năm tới nhà cô mười cho biết.
Cả hai cùng cười vui vẻ, nắng trưa lung linh qua bóng dừa xanh ngắt của quê hương Long Cảnh.


Hết

Tác Giả: Lê Hoàng Nghĩa

About Author

HAPPY8 BLOG
HAPPY8 BLOG

Yêu thích fun88,hl8,v9bet,fb88 và nhiều trang game khác nữa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Subscribe Now

Distributed by Blog Templates