Ad Section

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

Ngôi Nhà Hoang

Ăng.. ăng.. ăng.. ằng .. ặng ..ặng.. khựt.. khựt .. khựt ..
Đã hai đêm liên tiếp nghe thấy tiếng chó kêu ớn người như vậy.
Cứ mỗi lần tiếng chó kêu vang lên thì ai nấy đều trùm chăn kín mít, nín thở chờ đợi. Họ chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo và ai sẽ là người xấu số phải lãnh lấy hậu quả đó. Bởi lẽ, người làng tôi thường đồn rằng, ngôi nhà bị bỏ hoang phía ngoài cánh đồng kia là nơi trú ngụ của ma quỷ. Hằng đêm, mỗi lần nghe thấy tiếng cho kêu ăn ẳng thì y như ngày mai trong làng lại có nhà mất chó. Chó mất không phải bị kẻ gian lấy trộm mà là vì lý do khác. Có nhiều người từng chứng kiến cảnh chó hú bên cạnh ngôi nhà đó rồi bỗng dưng kêu lên thảm thiết và sau rồi biến mất không chút dấu viết. Người ta còn đồn rằng ma quỷ bắt chó để uống máu, tuy nhiên chưa có ai thấy rõ thực hư ma quỷ bắt chó rồi hút máu cả.

Ngôi nhà bỏ hoang mà tôi nói đến là ngôi nhà nằm ở ngoài cánh đồng làng tôi. Từ lúc tôi có thể nhận biết được mọi thứ, tôi đã thấy ngôi nhà hoang đó rồi. Nó nằm cách làng tôi không xa, xung quanh được bao bọc bởi những bụi cây rậm rạp, mọc thành hàng rào che phủ toàn bộ ngôi nhà. Ngày trước đứng từ xa còn thấy chóp mái bằng tranh nhưng bây giờ thì hoàn toàn không thấy gì nữa. Tôi chưa từng đến gần nên cũng không rõ mấy cái cây đó là cây gì, nhưng mà nó mọc lên cao lắm, nhìn từ xa giống như một cồn đảo xanh thực sự.
ngôi nhà hoang

Khi còn rất nhỏ, không ít lần tôi nghe lời đồn thổi ma dị về ngôi nhà hoang đó. Người ta kể khi ngôi nhà kia còn có thể nhìn rõ từ xa vì chưa bị che phủ bởi đám cây lộn xộn thì người ta thường thấy một bóng dáng ngồi trước bịn cửa ngôi nhà đó. Người ta hay bắt gặp bóng dáng đó xuất hiện vào chập tối, tới đêm thì nhìn không rõ nữa, chỉ nghe thấy tiếng khóc gai người phát ra từ ngôi nhà đó. Không chỉ là một giọng mà rất nhiều giọng hợp lại cùng khóc. Cứ thể ở đó có một gia đình vậy.

Người làng tôi còn đồn rằng, cách đây không lâu, có một người xin ăn đi lạc theo hướng ngôi nhà đó. Đến đêm, người ta nghe thấy tiếng khóc lóc van xin thảm thiết, vẻ như là của gã ăn xin lúc chiều. Tiếng la hét van xin kéo dài cả tiếng đồng hồ mới dứt, và những ngày sau đó, không còn thấy người ăn xin trở lại nữa. Người làng tôi không phải là vô tâm, nhưng chẳng ai muốn rước họa vào thân vì từng nghe người ta đồn quá nhiều. Có một điều khá kì lạ là từ trước tới nay, chưa từng có một vụ người chết hay mất tích nào liên quan đến ngôi nhà đó. Có thì cũng chỉ liên quan đến mấy con cho mà thôi. Nhưng sợ thì người ta vẫn cứ sợ.

Lớn hơn một tý, tôi và đám bạn bắt đầu biết nghĩ ngợi, lo lắng thì cả đám bắt đầu dè chừng với ngôi nhà hoang đó hơn. Kể thì khó tin thật, chẳng biết con đường là do người hay ma đắp mà nó vòng vèo đến kì lạ. Đoạn đường mà chúng thường đi học bắt cánh đồng, gần ngôi nhà đó. Không phải tự dưng tôi nói kì lạ mà tại vì con đường đó không chọc thẳng vào thôn, tự dưng đâu lại uốn lượn ra cánh đồng gần ngôi nhà đó, xong mới uốn vòng về cây đa đầu làng. Nhìn rất khó hiểu, đi cũng vòng vèo mất thì giờ. Nhiều lần người làng tôi góp ý cùng nhau đắp lại đoạn đường, vì đó là con đường duy nhất vào làng, nên ai cũng muốn nó thuận tiện một tí. Với lại đám trẻ chúng tôi ngày ngày phải đi qua còn đường này mới tới được trường nên ai cũng cảm thấy lo lắng. Nhưng rồi mỗi lần ý kiến được thống nhất thì lại thiếu người dẫn đầu công cuộc đó, bởi lẽ ngày ấy còn khó, nhà mình lo chưa xong thì chuyện khác mấy ai lo. Cho nên con đường đó mãi không được đắp lại mà vẫn còn đi đường cũ cho tới tận bây giờ.
Suy cho cùng thì đám trẻ chúng tôi vẫn phải chịu đựng nhiều nhất. Ngày ba bốn lần đi qua đoạn đường này. Nhất là trời vừa tờ mờ sáng và trời chiều tà. Nhìn khung cảnh xung quanh ngôi nhà mà nuốt nước bọt vì sợ hãi. Nó mờ mờ ảo ảo một cách khó tả. Vốn nghe đồn nhiều về ngôi nhà hoang đó nên lỡ ánh mắt nhìn ngôi nhà là y như lại thấy những hình ảnh kì dị hiện lên trước mắt. Ai cũng biết đó là hình ảnh của những tán cây tạo thành nhưng thực sự nhìn rất ám ảnh. Tôi cũng từng lâm vào hoàn cảnh đó mấy lần, có hôm lỡ nhìn là y như tối đó đầu óc không lỏng được chút nào, bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu dòng suy nghĩ ma mị cứ hiện lên mặc dù tôi cố không nghĩ đến. Mà cứ hễ nghĩ nhiều về thứ gì đó thì đêm lại nằm mơ, đúng là toàn gặp ác mộng. Mỗi lần tỉnh giấc là mỗi lần mừng như vớ được vàng vậy.

Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua đi, lời đồn vẫn chỉ là lời đồn, suốt mấy năm đi học, cả đám chúng tôi không ai bị gì hết. Nói tóm lại là không bị ma quỷ như lời đồn đại trong ngôi nhà đó hù. Sau đó, cả đám chúng tôi thi lên cấp ba, thật may mắn là ai cũng đậu. Chỉ tính những đứa thi thôi còn một số đứa thì quyết định không học nữa, ra xả hội bươn chảy kiếm tiền. Còn đám thi đậu như chúng tôi lại tiếp tục con đường học hành mờ mịt.

Vụ việc đáng nói bắt đầu từ năm lớp 10. Tôi nhớ hôm đó là một đêm mưa lớn, gió quẩn mạnh lắm, cửa nhà ai cũng đều đóng bi bít. Số tôi hơi đen đủi, lúc đó còn chơi ở nhà thằng kế bên nên không để ý gì, mãi khi cơn mưa ập đến tôi mới sững sờ thì đã quá muộn. Vì trời mưa khá to, gió cũng lớn nên tôi ở đó chống chọi theo lời mời của bố mẹ thằng bạn.
Chẳng nhớ là gió thổi cấp mấy nhưng mà cửa từ trên xuống dưới đóng kín mít, chằng chịt kiên cố không hề sót cái nào. Cứ như thể đang chống cơn bão ập đến bất ngờ vậy. Mưa gió được lúc thì mất điện. Tôi cá rằng vì gió lớn quá nên chập mạch nào đó ở trạm biến áp. Không gian khó chịu tràn đến. Cả ngày nắng to nên khí nóng tụ ở mái nhà buổi tối phả xuống khó chịu lắm, lại còn đóng bi bít cửa, tưởng chừng như chúng tôi sắp ngạt thở đến nơi rồi. Những cái bìa cát tông lớn lần này được tận dụng một cách hợp lý, ai nấy đều làm cho mình một quả quạt thô sơ nhưng là thứ đặc hiệu trị nóng lúc này. Đang ra sức chống lại thiên nhiên khắc nghiệt thì con chó nhà thằng bạn tôi từ gầm giường chui lên sủa nhức óc. Lúc đầu nó chỉ đứng cạnh cái giường nhìn ra cửa sủa không ngớt. Vì mất điện nên chả nhìn rõ là thứ gì, ai cũng đoán nó đánh hơi được thứ gì bên ngoài nên sủa. Bởi mưa thì to, gió thì lớn nên chả ai rõ là chuyện gì ngoài con mi lu của thằng bạn tôi.

Đứng cạnh chân giường sủa một hồi, nó chạy xộc ra cửa cửa, chìa mõm qua khe hở của cánh cửa sủa vang lên.

Gi âu gi âu gi âu.. g rừ g rừ g rừ...

Thằng bạn tôi thấy lạ quá, hướng về nó, nhẹ nhàng nói đững.

- Mi lu, ngoan, lại đây. Đừng sủa nữa.

Nhưng tiếng thằng bạn tôi chẳng có tác dụng gì, càng nói nó càng sủa to và dữ hơn, như thể mối nguy hại phía bên ngoài đang rình rập gần hơn. Lúc đó tôi thấy nó kêu mấy lần con chó vẫn không thèm nghe, buột miệng tôi cười khẽ rồi mỉa mai nó.

- Mày nuôi chó kiểu gì mà nói mãi chả nghe thế, thịt mẽ đi cho rồi. Ha ha ha ha.

Qua ánh lửa ngọn nến, tôi thấy nó lườm mắt nhìn tôi rồi quay sang nhìn con chó trước cửa, nó hét lớn.

- Mẹ mày, bị điên hả, tao giết bây giờ, cút vào trong nhà nhanh lên.

Tức thì, thằng bạn tôi cúi xuống vớ lấy chiếc dép, liệng ngay chỗ con chó, thật may là không trúng.Lần này con chó không sủa nữa mà kêu ngư ngử một cách lạ thường, lâu lúc, lại thấy nó chồm hai chân trước lên cửa cào cấu, rồi lại hạ xuống đi qua đi lại cánh cửa. Nhà tôi cũng có nuôi chó, theo kinh nghiệm với khả năng đánh giá của tôi, tôi quay sang nói với thằng bạn.

- Mày xem thế nào chứ tao thấy nó buồn ị buồn đái gì rồi đấy, mày mà không mở nhanh không khéo nó cho sản phẩm ra giữa nhà bây giờ thì khốn.

Thằng bạn nhăm nhúm mặt nhìn tôi, chắc nó chưa tin điều tôi nói, nhưng rồi nó cũng ngồi dậy, tiến ra gần con chó. Vuốt đầu các kiểu rồi đững tiếp.

- Mi lu, mày muốn ra ngoài sao? Được rồi, để tao mở cửa cho mày đi giải quyết nhé.

Rồi thằng bạn tôi quay lại nhìn tôi như muốn thăm dò ý kiến thêm một lần nữa, tôi khẽ gật đầu. Thế là nó đứng dậy, tháo mấy cái cọc nẹp ngang ở cửa rồi hé cánh cửa, tức thì con mi lu của thằng bạn tôi lao ra ngoài nhanh như chớp. Cũng trong giây phút đó, một làn gió lạnh luồn qua cánh cửa hé thổi vào bên trong báo hiệu cơn mưa còn kéo dài nhiều giờ nữa.

Khi thấy con chó lao nhanh ra ngoài, thằng bạn tôi bắt đầu hối hận với quyết định của nó. Bởi lẽ thường ngày con chó muốn đi ị hay gì nó đều ve vẫy cái đuôi khi chủ mở cửa, đằng này nó lại lao nhanh như mất phương hướng, chạy trong cơn mưa lớn chẳng biết đến chỗ nào. Thằng bạn tôi nhìn ra một lúc, lần này thì sai lầm thật rồi vì ban đầu chẳng ai nghĩ đến chuyện sẽ ngồi ở cửa đợi con chó về cả. Sau khi thấy nó đi qua lâu, mà mưa gió thì vẫn không có dấu hiệu gì ngớt đi nên bố me thằng bạn tôi ở trong nói vọng ra.

- Đóng cửa lại đi con, nó khắc biết tìm chỗ trốn thôi.

-Vâng ạ.

Nó đáp lại với vẻ nặng trĩu, ngó đầu ra cửa lần cuối như đang hy vọng chú chó quay về. Sau đó nó từ từ đóng cửa lại rồi cùng cái bản mặt buồn thiu quay về giường. Lại chỗ tôi đang nằm, nó im lặng đến đáng sợ, dường như nó đang trách tôi về chuyện con chó. Tôi thì lúc đó cũng thấy hơi bứt rứt, lỡ như con chó có chuyện gì thì tôi cũng khó ăn khó nói. Thế rồi, cả hai cùng nằm im thin thít, không chút động đậy nào.

Độ một tiếng sau, cơn mưa nhỏ dần, gió cũng ngừng rít. Từ đây, tôi và thằng bạn bắt đầu nghe thấy tiếng chó hú bên ngoài. Không biết nó hú từ bao giờ nhưng tôi đoán chắc nó đã hú từ trước nhưng giờ mưa nhỏ nên mới nghe thấy. Lúc này, thằng bạn quay sang nhìn tôi với ánh mắt nài nỉ, nó muốn tôi cùng nó ra ngoài kiếm con chó. Trong chuyện này tôi cũng có một chút trách nhiệm nên tôi đã không ngần ngại cùng nó ra ngoài. Vừa mở cửa ra tiếng con chó rõ hơn nhưng không chắc là nó ở chỗ nào. Nghe tiếng kêu thì cũng không gần chỗ hai đứa tôi. Cứ ngỡ lần mò theo tiếng hú sẽ tìm ra nó, ai ngờ tôi và thằng bạn đi được một đoạn thì không thấy nó hú nữa, bây giờ nó sủa lên như điên như dại. Rồi tiếng ăng ẳng vang lên như có người đánh nó. Trong chốc lát thì dứt hẳn. Tôi và thằng bạn nín thở, trong giây phút đó tôi thầm nghĩ, con chó chắc bị quỷ bắt mất rồi. Nó giống y đúc những vụ mất chó ngày trước. Sau đó, tôi lấy hết can đảm quay sang nói với thằng bạn

- Mày.. mày có nghĩ những gì tao đang nghĩ không?

Nó gượng gật đầu. Sau rồi tôi không ngần ngại nói tiếp.

- Có lẽ tao với mày nên về nhà thôi, tao không dám chắc sẽ tìm thấy nó đâu.

Vừa nói xong thì tim tôi đập lên thình thịch. Giống như nãy giờ tôi đang cố gắng chống lại nỗi sợ vậy. Thế rồi, chúng tôi không tìm nữa mà nhanh chân trở về nhà. Vì trời lúc đó cũng tạnh hẳn rồi nên tôi lao thẳng về nhà ngủ luôn. Sáng hôm sau tôi thức dậy, định bụng qua nhà thằng bạn xem tình hình thế nào rồi nhưng nghĩ đi nghĩ lại, đến chiều tôi mới qua nhà nó.

Đến nơi, tôi thấy nó đang cắt chuối cho mấy con bò ăn. Mặt nó buồn thiu, hỏi thì mới biết đêm qua tới giờ con chó chưa về. Trong lòng tôi lúc đó cũng thấy buồn một cách khó tả. Nhà tôi cũng nuôi một con chó nên tôi hiểu được cảm giác của thằng bạn. Không phải vì tiếc công tiếc của nuôi nó lớn mà là với loài chó chúng tôi luôn dành cho chúng một tình cảm hết sức đặc biệt.

Lúc đó tôi cũng không biết nên làm gì chỉ dám trấn an nó đôi câu rồi ra về luôn. Y như rằng mấy ngày hôm sau con chó không về nữa, vậy là con chó đã mất tích thực sự. Đừng ai thắc mắc tại sao chúng tôi không đến gần ngôi nhà hoang đó kiếm. Việc đó không khác gì chơi một trò chơi mạo hiểm cả. Bởi ngày trước cũng dấy lên những lời đồn rằng có người mất chó, trên đường đi tìm thì có đi qua ngôi nhà hoang này. Vì không rõ về ngôi nhà nên đã đứng ngoài gọi con chó sau đó thì người đàn ông cũng mất tích theo con chó luôn. Thế nên mỗi lần người làng tôi mất chó chẳng ai dám đi tìm cả vì sợ khi gọi chó cũng sẽ bị ma quỷ bắt mất.

Tôi còn nhớ ngày đó trùng vào mùa gặt. Cái khổ là trước gặt mấy hôm, trời không thương lại đổ xuống cơn mưa lớn như vậy, khiến cho cánh đồng chỗ tôi đổ sạp hết. Trước kia chưa có máy gặt như bây giờ, chỉ gặt tay. Nếu gia đình có điều kiện hơn sẽ sắm cái máy cắt cỏ, rồi chế thành cái máy gặt lúa phiên bản cầm tay. Cái máy cầm tay đó thì năm nay chả có tác dụng gì, vì lúa ngạ sát đất nên hầu như ruộng nào cũng phải dùng liềm để gặt hết. Trước đã mệt rồi bây giờ còn mệt gấp đôi. Sau cái đêm mưa lớn đó, trời ban ngày gay gắt hơn hẳn những ngày trước đó. Tôi thì cũng không rõ lắm nhưng theo như bố mẹ tôi giải thích, trời vừa mưa mát đất nên khi nóng đột ngột con người ta cảm thấy không quen.

Nhà tôi cũng có mấy sào ruộng, nằm rải rác mấy cánh đồng quanh làng, riêng có một mảnh nằm ở gần ngôi nhà hoang đó. Nghĩ thì sợ nhưng làm ở đó cũng cả chục năm rồi chưa hề thấy gì, với lại đi theo bố mẹ nên nỗi sợ của tôi cũng vơi đi đáng kể. Chuyện là ngày đó nhà tôi bắt đầu gặt cái ruộng gần ngôi nhà hoang. Hôm đó cũng vui vì có một hộ trong làng tôi cũng ra gặt mảnh ruộng gần đó. Nói ruộng nhà tôi sát chứ chưa sát bằng ruộng bác kia. Bởi nhà tôi còn cách hai mảnh mới đến ngôi nhà đó, còn ruộng bác kia thì sát sàn sạt luôn. Trời lúc đó cũng ngả về trưa rồi nên nóng lắm, cứ tầm 20 phút lại phải cung cấp nước một lần mới chịu nổi. Và cứ mỗi lần như vậy, tôi đều nhìn về gia đình bác kia gọi lớn.
- Mời bác lại xơi nước bác ơi.

Ở xa nhưng tôi vẫn nghe thấy tiếng cười lớn của bác ấy, vì trời nắng thế này nhà ai chả mang nước, dẫu biết là như vậy nhưng ở chỗ tôi nó thế, mời mọc nhau quen rồi. Thế nhưng mời nhiều lần, thằng cu nhà bác kia cũng sang đại một lần vì cả nể tôi. Giữa đồng không mông quạnh, hơi nóng phả lên bừng bừng, trời thì càng dần đổ về trưa, ai nấy đều nhìn về ngôi nhà hoang kia, nơi có mấy cái bụi cây cực kì mát mẻ. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở suy nghĩ thôi, chứ chẳng ai dám ra chỗ đó nghỉ ngơi cả. Duy nhất chỉ có bác kia, bác này huơ tay về nhà tôi, hét lớn.

- Lại chỗ này ngồi cho mát này , tội gì đứng giữa trời nắng như thế..

Bác nói nhưng chả ai đáp lại gì cả, sau đó bác như đọc được suy nghĩ của chúng tôi, bác lại nói tiếp.

- Sợ cái gì, đứng ở đấy còn sợ hơn ngồi chỗ này ấy chứ. Mau lại đây.

Sau lời bác ấy, tôi thấy vợ bác lững thững đi theo, chả nói gì vì quá mệt. Còn bố tôi thì đưa tay lên xua lia lịa, tỏ ý không muốn lại đó nữa. Một phần trời cũng trưa rồi, cố gắng thêm tí nữa là được, một phần cũng cách chỗ ngôi nhà kia gần năm mươi mét, tầm này lại được chỗ đó thì còn khó hơn việc đứng lỳ ở chỗ ruộng. Thế rồi, cố gắng độ mươi phút nữa gia đình tôi ra về trước nhà bác ấy.

Chiều hôm đó, nhà tôi lại tiếp tục gặt chỗ lúa lúc sáng gặt dở. Trời vừa nắng vừa gắt nên chẳng ai nói gì cả, cứ cặm cụi mỗi người mỗi việc như đang giận nhau. Khi trời ngả hơn, lúc này đã loáng thoáng đôi ba cơn gió, không khí cũng bắt đầu dễ chịu hơn. Tự dưng, hay đâu bố tôi ngóc đầu lên, nhìn xa xăm rồi buột miệng nói.

- Ái chà, bác Tư ấy mà chiều nay bận gì sao không đi gặt nhỉ.

Nãy giờ chả ai để ý bây giờ mới biết, giữa cánh đồng trơ trọi chỉ có nhà tôi đang gặt. Ở chỗ tôi nhà sạ trước nhà sạ sau nên không không đồng đều. Giống như nhà tôi và bác Tư,cái người lúc sáng ấy thì thuộc vào top sạ sau nên gặt sau. Nhưng chả hiểu sao lúa đang gặt giở mà không thấy bác tiếp tục gặt, tôi cũng lấy làm lạ. Không chỉ riêng tôi mà bố mẹ tôi cũng vậy. Ở đây thì ai cũng biết sắp sửa đây thôi, trâu bò sẽ được thả tự do trên cánh đồng, nhà nào chưa gặt kịp thì ráng bỏ công mà trông không thì chúng ăn sạch.
Vì cũng bận gặt nên sau chả ai quan tâm nữa, rồi tiếp tục chăm chú vào ruộng lúa đang gặt dở. Chiều hôm đó, nhà tôi cũng giải quyết xong cái ruộng đó. Kết thúc chuổi ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhà tôi lại quay về việc phơi trở. Chuyện này thì dễ dàng hơn nhiều so với đi gặt nhưng cũng chẳng sung sướng gì. Vừa phơi lúa vừa lông bông trong làng, cuối cùng tôi cũng biết được tại sao chiều hôm trước gia đình bác Tư nghỉ làm. Thật không may mắn là cả bác trai lẫn bác gái đều bị ốm. Nghĩ thì cũng chẳng có gì lạ, bởi lẽ cả hai bác năm nay cũng đã có tuổi rồi. Nhà bác có ba đứa con nhưng hai đứa lên thành phố làm ăn từ lâu rồi, chỉ còn đứa út, cái đứa hôm trước đi cùng bác Tư ra đồng gặt lúa ấy.

Cách hai ngày sau, tôi bắt gặp thằng cu con nhà bác Tư đi trên đường, nhân tiện tôi hỏi nó.

- Bố mẹ đã đỡ chưa cu?

Nó thều thào đáp.

- Chưa anh ạ, mấy hôm thuôc thang triền miên nhưng vẫn chả ăn thua, không khéo lại phải gọi anh hai về đưa bố mẹ lên bệnh viện thôi.

Nghe qua, trong lòng tôi cũng thấy có chút buồn buồn, một phần vì lo lắng cho hai bác ấy, phần nữa cũng thấy thương thằng cu này. Mới tí tuổi đã phải gồng gánh không ít chuyện trong nhà, nhưng mà cũng đúng, trong nhà bây giờ chỉ còn mình nó là đang khỏe, nó không làm thì ai làm bây giờ.

Chuyện đau ốm của hai bác cuối cùng cũng đến tai người làng tôi, họ chia nhau đến thăm hỏi rồi đỡ đần thằng cu việc chăm sóc bố mẹ nó. Kể cũng may mắn, mấy hôm nay chỗ tôi làm mùa xong rồi nên mới có thời gian giúp đỡ chứ không thì cũng chịu. Kể cả mảnh ruộng đang gặt dở của nhà bác Tư, người ta cũng bảo nhau ra gặt hộ rồi về phơi giùm bác nốt. Ở quê là vậy, mặc dù chẳng khá giả hơn nhau là mấy nhưng khi có người gặp khó khăn thì tất cả đều cùng nhau giúp đỡ cứ như người một nhà vậy.

Đến ngày thứ tư, bệnh tình của hai bác vẫn không thuyên giảm, sợ rằng để lâu sẽ thành tật nên người làng tôi đã đưa hai bác lên bệnh viện huyện thăm khám. Trước khi đi, hai bác không quên dặn dò mọi người không được nói với hai đứa trên thành phố, để chúng nó không phải lo nghĩ. Còn chuyện tiền nong, sau khi ổn định bác sẽ sắp xếp trả lại cho mọi người. Lạ thay, sau khi thăm khám ở bệnh viện về, người ta chỉ bảo hai bác bị ốm thông thường, cứ nghĩ ngơi rồi thuốc thang theo chỉ dẫn sẽ khỏe. Nhưng mà mấy ổng bác sĩ không có biết đây là hôm thứ năm hai bác bị ốm rồi. Người làng tôi cũng quên béng đi không nói với bác sĩ mà theo lời họ đưa hai bác về nhà tiếp tục nghỉ ngơi.

Đến cuối ngày thứ sáu, bệnh tình của hai bác không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu nặng hơn. Người làng tôi thấy lo quá, sợ hai bác không qua khỏi nên đã gọi điện báo với hai đứa con trên thành phố về. Cả hai khi nhận được tin, khăn gói lên xe về ngay trong đêm đó.
Còn nhà tôi mấy hôm rồi mới được một bữa cơm đầy đủ, cũng vì mấy hôm nay không bố thì mẹ tôi, rảnh cái là họ lại sang nhà chăm sóc hai bác kia. Nhưng vì hôm nay hai đứa con bác đã về nên bố mẹ tôi cũng đỡ vất hơn. Bữa cơm tối hôm đó, tôi nghe láng máng bố mẹ tôi bàn với nhau chuyện gì đó, nghe thì có vẻ họ đã nói với nhau từ hồi nào rồi.

- Bà nó này, chuyện gia đình bác Tư ấy, càng ngày tôi càng nghĩ đúng như lời bà nói. Không hẳn là tự dưng cả hai người họ lại lăn đùng ra ốm.

- Đấy, thấy chưa tôi đã nói với ông rồi mà, từ cái lúc bác Tư nói tôi đã thấy người lành lạnh rồi. Về thì ngả đùng cái ra ốm nặng như thế, không có gì phải nghi ngờ nữa cả. Tôi nghĩ nên mời thầy về trừ tà một phen, nhỡ đâu đúng thì cũng đỡ.

- Vậy được, ngay ngày mai, tôi sẽ sang nhà hỏi hai đứa lớn nhà bác Tư xem thế nào.

Nghe qua tôi cũng hiểu sơ sơ được câu chuyện, tôi không nghĩ sâu xa được như bố mẹ nên khi bố mẹ nói tôi rất bất ngờ, cảm giác sợ nữa là đằng khác. Đang nói chuyện với mẹ, bố quay sang nhìn tôi, gằn giọng.

- Còn con lo mà ăn đi, còn đơ người ra đó nữa.

Thế rồi tôi không quan tâm mà chăm chú ăn tiếp. Sáng hôm sau, tôi thức chước nên dậy từ rất sớm. Chả là mấy hôm vào mùa, dậy sớm riết đâm ra cũng quen, chứ bình thường thì còn lâu tôi mới dậy. Khi vệ sinh cá nhân xong tôi thấy thiếu thiếu gì đó, ngẫm nghĩ một lúc thì tôi nhận ra thiếu bóng dáng bố tôi. Ông ấy thường dậy sớm nhưng trước khi đánh răng rửa mặt, bố tôi đều ngồi ở bàn riết một điếu thuốc trước. Không thấy bố nên tôi đi xuống bếp hỏi mẹ. Lần mò thì tôi biết được ông ấy đã sang nhà Bác Tư từ lâu rồi. Tôi không nhớ chứ lúc tối bố mẹ vừa bàn bạc, chỉ là do tôi không để ý nên quên mất.

Độ 9 giờ thì tôi thấy mẹ chuẩn bị ra ngoài. Tôi đoán là mẹ đi sang nhà Bác Tư, vì tò mò nên tôi có hỏi, quả đúng là như vậy. Mẹ tôi dễ tính hơn bố nên chỉ một lúc xuống lời xin xỏ, tôi cũng được xách đít đi theo mẹ. Sang đến nhà bác Tư, tôi bất ngờ khi thấy người đứng đông nghịt trong nhà bác. Vừa mới nhìn thôi, cơn tò mò trong tôi đã trổi dậy. Với dáng người nhỏ bé, tôi nhanh chóng luồn qua được đám người lớn, chiếm được cái chỗ thuận lợi nghe nhìn này. Vừa mới tọt qua, tôi giật mình khi thấy ba tôi cũng ở đó. Nhưng mang một trọng trách lớn lao hơn những người khác. Ngoài ba tôi thì còn có một người khá lạ lẫm. Tôi không nhìn rõ mặt nhưng từ phía sau, tôi thấy người ấy mặc bộ quần áo đen, trên đầu đội cái mũ ba nô. Theo như kinh nghiệm nghe ngóng của tôi thì đây là một thầy trừ tà. Hiện tại ông ấy đang làm phép cho vợ chồng bác Tư. Tôi không quên đánh mắt nhìn hai bác, cảnh hai con người gầy hóp đi sau một tuần liệt giường khiến một đứa trẻ như tôi cũng không kìm được nước mắt. Ở đầu giường là mấy người con của hai bác, đứa nào đứa nấy nước mắt giàn dụa nín thở nhìn thầy làm phép.

Sau một lúc làm phép thì người mặc bộ quần áo kì dị đó đứng dậy, ông ta chẹp miệng.

- Đúng là quỷ tha ma bắt, bị tà ma phá phách trong người lâu như vậy mà cũng không biết. Thuốc thang thì làm sao mà khỏi được.

Bỗng tiếng đứa con cả bác Tư cất lên.

- Thưa thầy, bố mẹ tôi sao rồi.

- Cậu cứ bình tĩnh, chuyện đâu còn có đó, tạm thời ta đã làm phép cho họ rồi, cứ để hai người họ tĩnh dưỡng một vài ngày, khắc sẽ khỏi. À còn nữa, sau này nên đặt ở mỗi cánh cửa một củ tỏi, phòng tà ma lại vào nhà quấy phá, hiểu chưa.

Giọng nói đứa cả nhà bác Tư lại vang lên.

- Vâng, thưa thầy.

Dứt lời, người được gọi là thầy này rẽ đám đông bước ra phòng khách, theo sau là đứa đầu nhà bác Tư. Họ cùng nhau ra bên ngoài bàn bạc về tiền công cho ông thầy kia, lát sau thấy anh ta quay lại, nhìn vào mọi người nhất là bố mẹ tôi mà nói.

- Cảm ơn tất cả mọi người trong thời gian qua đã giúp đỡ, chăm sóc bố mẹ con, gia đình con chẳng biết lấy gì báo đáp, thôi thì trưa này mời các chú các bác ở lại dùng bữa cơm với gia đình con cho vui.

Nghe anh con nhà bác Tư thưa xong, một số người cho rằng không cần phải tính toán như vậy, còn một số thì cũng cả nể nên đã ở lại trưa hôm đó.

Ngày hôm sau, bố mẹ tôi từ bên nhà bác Tư về, trên khuôn mặt điểm một chút vui mừng. Hỏi thì mới biết, vợ chồng bác Tư đã đỡ hơn rất nhiều, chỉ trong nay mai thôi sẽ khỏe hẳn. Tôi cũng thấy mừng thay cho họ, quả thật chuyện về ngôi nhà hoang kia không thể đùa được. Nhưng ở chốn đó, khi động chạm tới họ thì họ mới làm hại mình chứ chẳng tự dưng lại có chuyện. Từ sau cái vụ bác Tư, người làng tôi dè dặt hơn mỗi khi qua đó, đặc biệt là lời ăn tiếng nói.
Ở chỗ tôi, qua mùa gặt ít hôm thì người ta lại chuẩn bị gieo sạ vụ hè thu, thật sự mệt mỏi lắm các bác ạ. Mùa này trời rất khó chịu, lâu lâu mới gặp được cơn mưa chiều thì nó cũng đến nhanh mà đi cũng rất nhanh. Và cứ mỗi lần mưa trút xuống thì các loại cá lại lên. Đó gọi là dư âm của mùa gặt. Những con cá chạch hay lươn khi có nước , chúng sẽ ngoi lên đất theo dòng nước bơi xuống vùng trũng hơn. Ở quê tôi người ta đúc rút được kinh nghiệm nên coi đó là cái nghề tạm bợ. Nói là tạm bợ nhưng những người may mắn sẽ kiếm được một khoản không nhỏ trong mấy ngày cá xuống. Chủ yếu là người ta dùng lưới, may thành hình trụ được bịt một đầu, đầu kia hứng ngay giữa dòng nước, chờ cá bơi vào trong. Việc còn lại chỉ là chờ đợi rồi đổ mẻ này sang mẻ khác thôi.

Thật ra thì còn có một câu chuyện nữa liên quan đến ngôi nhà hoang này, cụ thể là như này. Ở chỗ tôi ngoài dùng lưới bắt cá thì người ta còn dùng cả kích điện nữa, nhưng mấy năm trở lại đây, cách đánh bắt cá này bị chính quyền xã nghiêm cấm. Họ cho rằng dùng kích điện sẽ giết hại cá lớn lẫn cá bé, không chỉ vậy, nhiều sinh vật quanh đó cũng chết theo, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Và xuống lệnh rằng nếu thấy người nào còn bắt cá theo cách này, sẽ xử lý thật nặng. Mặc dù đã có lệnh cấm từ rất lâu rồi, nhưng đôi lúc, người chỗ tôi vẫn dùng cách này. Không phải người ta không biết mà là cố tình làm như vậy.

Sau cái vụ hè mấy hôm, tôi có bắt gặp một người đàn ông vác kích điện ra đồng bắt cá. Hôm đó là ban ngày, nhưng vì ông ta bịt mặt nên tôi cũng không rõ là ai. Chả là đứng cũng khá xa nên tôi không thể nhận diện được là quen hay lạ. Cũng không khó giải thích tại sao ông này lại đi kích cá giữa ban ngày. Bởi lẽ vào ban đêm, khi dùng đèn soi, thì dễ bị phát hiện hơn. Vả lại vào ban ngay , ít khi thấy cán bộ môi trường đi tuần nên ông này có vẻ rất ung dung, không sợ gì cả.

Thấy ông này vác kích đi ra đồng phía trước làng. Lúc đầu tôi cảm thấy tức trong người kiểu gì ấy, nhưng rồi vốn cái bản tính tò mò, thích khám phá nên tôi đã nhanh chóng chạy về gọi thêm mấy đứa nhỏ nữa, cùng nhau đi xem kích cá. Vừa nghe tôi mời gọi, cả đám thích thú lắm. Chúng không chần chừ mà theo bước tôi chạy về cánh đồng trước làng. Tôi quên chưa nói cho mọi người nghe, cánh đồng trước làng là chỗ con đường ngày trước bọn tôi thường đi học, nói đúng hơn là cánh đồng có ngôi nhà hoang.

Lúc đó, bọn tôi không nghĩ nhiều đến vậy, chỉ muốn mau chóng đi ra chỗ ông kia để không bỏ lỡ pha kích cá nào. Vừa đi ra đến chỗ cây đa, đã nghe tiếng hét lớn vọng đến.

- Này .. anh kia, này..

Cả đám ngơ ngác nhìn, thì ra là hai chú trong đội bảo vệ môi trường. Thật đen đủi cho ông chú kia, vừa mới xách máy ra thì đã bị phát hiện. Sau khi ông ta nghe thấy tiếng hét trên đường, biết là công an xã nên đã cong đít chạy một mạch. Hai chú công an xã này cũng vội vàng tháo giày ra, nhằm hướng người đàn ông kia vừa đuổi vừa hét.

- Này anh kia.. đứng.. đứng lại mau. Anh kia...

Tội nghiệp cho ông chú đó, trên vai cõng cái máy nên vừa chạy một đoạn đã thấy ổng dừng lại thở. Ổng đảo mắt nhìn quanh xem nên chạy về hướng nào, cuối cùng, ông ta lại cong đít chạy hướng ngôi nhà hoang. Lúc đầu bọn tôi thấy cảnh tượng đuổi nhau, đứa nào đứa nấy vừa xem vừa bình luận sôi nổi, nhưng khi biết ông kia có ý định chạy vào trong ngôi nhà hoang kia, cả đám im bặt không ho he gì thêm nữa. Bởi ai cũng sợ cái miệng làm hại cái thân, giống như vợ chồng bác Tư mấy hôm trước vậy. Thế rồi, cả đám nín thở chờ đợi. Nhìn sang hai chú công an xã, lúc này họ cũng đứng khựng lại giữa đồng, vì họ mải chạy nên không biết rõ chỗ người đàn ông kia chạy vào, bởi ngay thời điểm đó, trước tầm nhìn của chúng tôi, không còn thấy người đàn ông đó nữa.

Bọn tôi tự dưng thấy lạnh người, bất giác quay ra nhìn nhau, chả ai bảo ai cứ thế nhanh chóng quay về. Bản tính tôi vốn tò mò nhất trong đám, dù thấy sợ nhưng chưa được mấy bước tôi có ngoái đầu lại xem, mọi chuyện lúc đó xảy ra đúng như tôi nghĩ. Hai chú công an viên nhanh chóng quay trở lại xe khi thấy người đàn ông biến mất.

Đám bọn tôi đang rảo bước trên con đường về nhà thì có một chiếc xe máy phóng qua với tốc độ khủng khiếp. Trên xe có hai người, qua những hình ảnh quen thuộc mà cặp mặt tôi

vừa ghi được, tôi đoán đó là hai chú công an viên vừa nãy. Có vẻ họ rất bực tức về chuyện vừa rồi và quyết vào làng tôi để truy tìm bằng được người đàn ông lúc nãy. Hai người đó đến gặp bác Thành, vì hiện tại bác đang nắm giữ chức vị trưởng làng. Sau khi xuất trình giấy tờ các thứ , hai chú công an đó yêu cầu bác Thành hợp tác trong việc này. Bác Thành khi nghe họ nói xong cũng vui vẻ nhận lời bởi bác tin rằng người trong làng này không ai cố ý làm thế cả, chắc chắn đó là người làng khác. Thật sự lời biện Minh của bác Thành cũng có chút khó tin, bởi lẽ làng tôi hoàn toàn cô lập bởi xung quanh là đồng ruộng, nên người thôn khác đến đây đánh bắt cá là chuyện khó có thể xảy ra. Còn tôi thì dám cá đó là người làng tôi nhưng không rõ là ai nên tôi và đám bạn không dám ho he nửa lời, dẫu gì thì người đàn ông đó sớm muộn cũng bị bắt nên là ai thì rồi sẽ biết thôi.

Cả đám bọn tôi đứng cách chừng đó không xa, nói chung là có thể nghe láng máng được câu chuyện của ba người họ. Thoáng qua có thể thấy được hai viên công an tức giận thật sự. Nếu ngày trước chỉ là lời tuyên truyền thì có thể suy xét rồi bỏ qua, đằng này có công văn từ huyện gửi về xã từ xã về địa phương rồi mà còn có người dám làm vậy thì họ không thể bỏ qua được. Cho dù có lý do gì thì lý do đầu tiên cũng là coi thường luật lệ của chính quyền cấp trên.

- Bây giờ thế này, cảm phiền bác theo bọn tôi đến chỗ đầu làng, túc trực ở đó chờ người kích cá trái phép xem là ai, người chỗ nào, không biết bác có ý gì không?

Khi được hai công an viên hỏi đến chuyện này, bác Thành nở một nụ cười rồi nói.

- Ý hai anh đã vậy thì chúng ta mau ra đó, tránh trường hợp người kia thoát được.

Thế rồi bác Thành quay vào nhà lấy xe, cùng hai người đó nhanh chóng tiến ra chỗ cây đa đầu làng. Không phải tự dưng họ quyết định đứng đây, bởi lẽ khi đứng đây, cả ba có thể nhìn toàn cảnh cánh đồng, đặc biệt là ngôi nhà hoang, cũng chính là chỗ mà người đàn ông vừa lao vào ẩn nấp. Theo suy đoán của ba người họ, người đàn ông đó hiện tại vẫn đang ẩn nấp ở chỗ cũ vì làng từ gốc cây đa nhìn ra đó cũng khá xa, vả lại trên người ông ta còn thứ bất ly thân nữa nên trong thời gian hai người vắng mặt, người đàn ông kia khó có thể kịp thời quay trở lại làng.

Mải bàn tán công việc, học quên rằng thời gian trôi qua rất nhanh, thoáng cái trời cũng đổi màu sẫm lạnh rồi. Nhưng lạ thay, người đàn ông mang tội kia vẫn chưa trở về. Ai cũng cảm thấy khó hiểu, vì chả ai nghĩ ông ta có thể kiên nhẫn ngồi ở chỗ đó lâu như thế. Nếu ông ta không sợ ngôi nhà thì cũng phải biết trời đã muộn rồi mà quay về chứ đằng này vẫn im hơi lặng tiếng, không một chút động tĩnh.

Cuối cùng thì hai chú công an và bác Thành đành bó tay trước trường hợp này, bởi tầm này, người đàn ông có mò ra quay về thì họ cũng không thể nhìn rõ nữa. Không thể làm gì khác, hai người đành phải chấp nhận công cốc quay về. Sau đó Bác Thành cũng quay về luôn.
Buổi tối hôm đó cả làng tôi xáo động bởi tiếng hét của một người đàn bà. Lúc đó gia đình tôi đang dùng cơm nên không ai quan tâm mấy, chỉ có tôi là vểnh cái tai thỏ ra lắng nghe xem là chuyện gì. Tiếng hét đó ngày càng gần, nghe kĩ thì đó là tiếng gọi con.
- Minh ơi,.. con đâu rồi Minh ơi.. có ai thấy Thằng Minh nhà tôi đâu không.. có ai thấy thằng Minh nhà tôi đâu không.

Tiếng hét dứt một lúc rồi lại tiếp tục vang lên.

- Có ai thấy con tôi không.. giúp tôi với.. có ai không, giúp nhà tôi với.

Đó không chỉ là tiếng của một người đàn bà mà là cả một đám người. Trong đầu tôi tự dưng mơ hồ một cách khó tả, vẻ như tôi đang nghĩ chuyện gì đó nhưng rất rối, chẳng rõ là chuyện gì. Bất giác, tôi bỏ bát cơm xuống, định bụng chạy ra ngoài xem nhưng bị lời bố tôi cản lại.

- Đó không phải chuyện của con, lo mà ăn cơm đi.
-
Lúc đó tôi cảm thấy rất khó chịu bởi lần nào bố tôi cũng vậy, hễ có chuyện gì là bố tôi lại bảo không phải việc của tôi, bố tôi luôn coi tôi là một đứa trẻ. Đến lần này thì tôi cũng tỏ thái độ, tôi không nói gì cả mà vùng vằng ngồi xuống ăn tiếp. Tôi ngồi xuống thì ba tôi đứng dậy, tiến ra cửa. Một lúc sau thấy giọng bố tôi cất lên.

- Có chuyện gì vậy thím, thằng Minh đi đâu chưa về hả.?

- Hu hu hu . Chú ơi.. chú giúp nhà tôi với. Thằng Minh nó đi đâu mà tầm này vẫn chưa thấy về. Sao số tôi nó khổ vậy trời.

Qua cánh cửa chính, tôi thấy một đám người dừng trước cửa nhà tôi. Người nào người đó tay chực cái đèn pin đi tìm chiếu khắp cả bên ngoài. Qua những gì tôi nghe được, tôi đoán người chưa về là anh Minh, còn đó là mẹ ảnh, thím Bảy. Những người xung quanh có lẽ là hàng xóm giống như bố tôi đây. Nói chuyện một lúc thấy việc quá cấp bách nên bố tôi quay vào nhà lấy vội cái đèn pin rồi quay ra cửa, khi đi ông có nói rằng.

- Mẹ con ăn uống dọn dẹp rồi nghỉ ngơi sớm. Bố đi có việc tí.

Mẹ tôi thì không quan tâm mấy đến chuyện này bởi lẽ cũng đã có bố tôi lo thay rồi. Còn tôi thì vừa bực tức vừa thấy không yên lòng. Nãy giờ trong đầu tôi cứ rối mờ một cách khó hiểu. Y như rằng sắp nghĩ ra là chuyện gì thì nó lại vụt mất. Cảm giác như có ai đang phá rối suy nghĩ của tôi vậy. Hay đơn giản hơn là lời nói của bố tôi lúc nãy, khiến tôi khó chịu đến mức mu muội đi mấy phần. Ban đầu tôi có ngồi chờ bố tôi tại cái ti vi, hòng khi bố quay về sẽ hỏi xem là chuyện gì, nhưng do lâu quá nên tôi đành quay về buồng nằm nghỉ.
Đúng cái lúc cơn buồn ngủ tìm đến thì tôi lại nhớ về câu chuyện lúc chiều. Và có lẽ điều mà tôi nghĩ từ nãy giờ không ra chính là câu chuyện liên quan đến người đàn ông này. Lúc đó tôi nghĩ rằng, thanh niên Minh này có lẽ chính là người đàn ông lúc chiều. Nhưng vì giận bố tôi quá nên tôi không thèm để ý nữa, có khi nói chuyện này lại được một trận giáo huấn ra trò nữa. Cuối cùng tôi chọn giấc ngủ để giải quyết mọi chuyện. Vốn buồn ngủ nãy giờ nên chỉ một lúc thôi suy nghĩ, tôi chìm vào giấc ngủ.

Tôi ngủ một giấc đến tám giờ sáng ngày hôm sau. Lúc đó thì mặt trời đã treo lên đọt tre rồi. Vừa tỉnh giấc tôi lại thấy có gì đó hơi kì lạ, mọi hôm mẹ đánh thức tôi từ rất sớm kể cả không có việc gì. Nhưng hôm nay thì không, kể cả những tiếng loạc xoạc dọn dẹp như mọi hôm cũng không thấy. Nghĩ đi nghĩ lại tôi bừng tỉnh chạy xuống bếp rồi chạy quanh lên nhà. Thật lạ, hôm nay bố mẹ tôi đi ra ngoài từ lúc nào mà tôi không hay. Nhưng rồi tôi cũng mặc kệ, bởi ở nhà một mình cảm giác nó thoải mái hơn.
Sau khi trùng tu cá nhân xong, tôi lao ngay xuống bếp như một thói quen. Hình ảnh cũ lại hiện lên, đó là một bát mì chuẩn bị sẵn rau ria, thịt luộc, việc của tôi bây chỉ chỉ cần đổ nước vào nữa là thưởng thức. Ăn xong tôi quay ra xem ti vi, mọi hôm thì không được như thế này. Có mẹ ở nhà dù không có việc gì làm cũng trở nên có. Vậy nên, tôi tranh thủ tận hưởng cuộc sống tự do trước khi bố mẹ tôi quay về.

Nhìn lên nhìn xuống đồng hồ mấy lần thì lúc này trời cũng quá độ trưa rồi. Loay hoay thêm được lúc nữa thì bố mẹ tôi về, lúc đó tôi cũng không thèm hỏi là chuyện gì mà quay vào phụ mẹ tôi chuẩn bị bữa trưa. Bữa cơm hôm đó, tôi lại nghe bố mẹ tàn bán, hình như là câu chuyện lúc tối.

- Cái đám thanh niên thời nay đúng là khó hiểu thật, chả bao giờ chúng làm bố mẹ thôi phải nghĩ. Chẹp

- Chậc.. tôi còn nghe thím Bảy kêu hôm qua nó vác máy kích đi ra ngoài, kể cũng khó ăn khó nói, người ta vốn không ưa mấy vụ kích cá bằng điện nên giờ chả dám nói sự thật. Cứ thế này biết đâu mà tìm.

Nghe bố mẹ bàn đến đây, tôi ngừng nhai rồi hòa vào suy nghĩ. Quả thật không ngờ người đàn ông hôm qua chính là anh Minh. Càng bất ngờ hơn, tôi chính là kẻ biết rõ nhất chuyện hôm qua, mặc dù không chắc chắn bây giờ ảnh ở đâu nhưng tôi dám cá, nếu bây giờ tôi nói ra, thì có thể truy tìm ra anh Minh. Nghĩ đoạn, tự dưng tôi rùng mình, nếu hôm qua anh Minh không về nhà thì chỉ có ở.......ở ngôi nhà hoang kia.
Nếu thực sự ảnh đang ở đó thì chắc chắn có chuyện không hay rồi. Lúc này tôi càng thấy sợ hơn. Bởi tôi không biết nói sao với bố mẹ. Nhưng nếu không nói, thì tôi không dám nghĩ trước hậu quả.

Thế rồi tôi quyết định đánh liều một phen, vội đặt bát cơm xuống, tôi cố kiềm giọng, khẽ thưa.

- Bố .. mẹ.. con.. con.. có chuyện muốn thưa.
Bố tôi dừng lại, ổng nhả muỗng cơm vừa cho vào miệng ra ngoài rồi nói.

- Có chuyện gì thì ăn xong rồi hãng nói.

Tôi sợ lời bố nói, suy cho cùng thì ổng cũng chỉ muốn tốt cho tôi. Nghĩ đi nghĩ lại, mặc dù tôi có nói ngay bây giờ thì sự việc cũng không nhanh thêm được chút nào mà còn khiến bữa cơm gia đình tôi bị gián đoạn. Thế nhưng, tôi vẫn gặt đi lời bố vừa nói, rồi nhìn thẳng vào mắt ông ấy nói tiếp.

- Chuyện này con không thể chờ đợi được nữa, nó liên quan đến mệnh hệ anh Minh. Hôm qua, con có thấy một người vác kích đi bắt cá, nhưng chỉ mới đây thôi, con mới biết đó là anh Minh.
- Con nói sao.
- Ông này. Cứ để con nó nói hết xem nào.
Lời mẹ tôi như tiếp thêm động lực cho tôi, cuối cùng sau cái nuốt nước bọt, tôi vững giọng thưa tiếp.

- Hôm qua, sau khi anh ấy bị hai chú công an viên phát hiện. Anh ấy đã chạy thẳng vào chỗ nhà .. nhà nhà hoang kia. Con nghi ngờ bây giờ ảnh vẫn còn ở trong ấy.
Sắc mặt bố tôi thay đổi, nhưng đó không phải là nét mặt ý quở trách tôi, bởi suy cho cùng, tôi không có lỗi, nếu có thì bố tôi là người nên nhận hết. Rồi bố tôi hỏi lại.

- Con có chắc là anh Minh không?

Lúc đó, không hiểu sao tôi lại gật đầu một cái. Thế rồi, sau cái gật đầu đó, bố tôi bỏ bữa cơm trưa gấp gáp đội nón đi ra ngoài. Kế tiếp là mẹ tôi, bà ấy chỉ kịp bảo tôi ăn xong nhớ dọn dẹp rồi cất bước theo bố đi luôn. Sau đó tôi cũng không buồn ăn uống gì nữa, trong lòng tôi như đang bị lửa thiêu đốt, đứng ngồi không yên. Cuối cùng, tôi quyết định đi ra ngoài nốt. Lúc đó, linh cảm mách bảo tôi đến nhà thím Bảy. Quả nhiên, khi tối đến đã có rất nhiều người ở đó rồi. Bước đến gần cửa, tôi nghe mọi người bàn bạc với nhau sẽ đến ngôi nhà hoang đó một phen. Vừa nghe thôi chân tay tôi cũng bủn rủn hết rồi. Thế nhưng khi mọi người ra đi, tôi cũng nối bước đi theo.

Đoạn đường ra ngôi nhà hoang đó sao hôm nay thật gần, dẫu trong lòng tôi muốn đến thật nhanh nhưng khi gần đến rồi lòng tôi lại hối hận vô cùng. Cảm giác thật nửa vời, lúc đó tôi chỉ biết cầu nguyện rằng anh Minh sẽ không có ở đây hoặc đại loại là sẽ bình yên vô sự.
Những người đàn ông đi trước, thuộc top người can đảm dũng mãnh nhất làng tôi mang trọng trách là phát rộng lối đi dẫn vào bên trong. Độ năm phút năm, một lối nhỏ ước chừng cơ thể hai người lớn đi vừa được phát nên. Tôi nhanh chóng cùng mấy người trong làng bước vào bên trong. Bố mẹ tôi đi trước nên không hề biết tôi đi theo sau. Cho đến khi tôi chui tọt vào bên trong rồi họ mới tá hỏa nhận ra tôi, nhưng lần này thì quá muộn rồi, thay vì bảo tôi đi về, mẹ tiến sát lại chỗ tôi, xoa đầu rồi nắm lấy tay tôi, để chắc chắn rằng tôi luôn theo sát bà ấy.

Vì mải suy nghĩ nên bây giờ tôi mới để ý, vào bên trong này bầu trời như tối hẳn, không chỉ vậy, khung cảnh ở đây còn toát lên một vẻ vì đó rất lạnh lẽo, giống như bên trong này với ngoài kia là hai thế giới khác nhau vậy. Lâu lúc, còn nghe thất thanh tiếng cú lợn kêu, chao ôi nghe nó rợn người làm sao. Thật may là bọn tôi đi đông người, không thì cũng khó lòng ở đây lâu được. Vì là ngôi nhà hoang nên cỏ cây xung quanh mọc lên chi chít, chẳng ai dám chắc trong những lùm cỏ này không có đôi ba sinh vật gớm giếc cả. Vậy nên, tất cả chúng tôi đều hết sức cẩn trọng, bước từng bước dài để nhanh chóng soát hết khu vực này. Trước khi bắt đầu công việc, bác Thành không quên thắp một bó nhang, chia đều cho từng người. Ai nấy đều hiểu ý, rảo bước tới những chỗ được cho là nên cắm hương thì cắm ở đó một nén. Khi công việc báo cáo xong xuôi, tất cả mới nhẹ người tiếp tục công cuộc tìm kiếm Sau một lúc, chúng tôi cũng tìm khắp chỗ này, bước đầu coi như thất bại vì vẫn chưa thấy một dấu vết gì liên quan đến anh Minh.

Tìm khắp bên ngoài không thấy gì, bây giờ mọi ánh mắt đổ dồn về căn nhà hoang. Đúng tên gọi của nó, ngôi nhà hoang tàn thực sự. Ngôi nhà được làm bằng đất sét và rơm. Không biết được dựng lên từ khi nào nhưng hiện tại mọi góc cạnh của ngôi nhà hầu như đã mục nát. Mấy cánh cửa không còn nằm nguyên vẹn trên bản lề mà gãy nhăm nhở trên mặt đất từ năm nào rồi. Nhìn qua thôi đã đủ khiến những người gan lì nhất cũng phải run sợ.
Một lúc sau, bố mẹ anh Minh bước lên trước, tạo cái đà cho mọi người đi phía sau. Hai người họ bước đi mà tất cả chúng tôi đều hồi hộp, tất cả đệ nín thở sát bước theo sau. Bàn tay của mẹ tôi bất chợt nắm chặt tay tôi hơn lúc nãy. Tôi biết đó chỉ là sự cảnh giác, điều mà ai trong chúng tôi ở thời điểm đó cũng đều như vậy.

Vào sâu trong căn nhà một chút nữa, thì sống lưng tôi lạnh cứng lại, tiếp theo là những ngón tay, rồi cánh tay, và cả đôi chân của tôi nữa. Cứ ngỡ nếu không có chút cảm giác oan toàn nào từ mẹ truyền cho, tôi sẽ không thể vượt qua thời khắc đó. Những gì xảy ra tiếp theo tôi đều cảm nhận bằng tai và cảm giác, bởi đến lúc này, đôi mắt tôi đã nhắm nghiền vì không đủ kiên cường để đối mặt với khung cảnh ghê rợn xung quanh ngôi nhà nữa. Bất giác, tiếng hét của thím Bảy vang lên gai người.

- Aaaaa.. Minh con ơi.. con bị làm sao vậy. Hu hu hu
Tiếng hét đó khiến tôi giật bắn người, suýt nữa khiến tim tôi ngừng đập. Theo quán tính tôi quay lại cụi đầu vào người mẹ. Mẹ tôi cũng dang rộng vòng tay chỉ chờ tôi áp sát nữa là ôm gọn lấy như muốn bảo vể tôi khỏi mọi thứ nguy hiểm. Nhưng rồi mọi người, kể cả tôi đều nhận ra, thím Bảy, người đi đầu vào trong nhà đã tìm thấy người, không ai khác đó là anh Minh.

- Hu hu hu hu.. Minh ơi.. sao con lại ra nông nỗi này Minh ơi. Con.. con lại đây với mẹ nào.. lại đây với mẹ nào.
Một giọng nói nhẹ nhàng ấm ấp những đầy vẻ lo lắng từ thím Bảy, đủ để tất cả chúng tôi biết rằng anh Minh vẫn bình yên vô sự. Cũng sau giọng nói ấy, tất cả chúng tôi đều cảm thấy dễ thở hơn, không còn cảm giác hồi hộp, sợ hãi nữa, đặc biệt ai nấy cũng đều vui mừng thay cho gia đình thím bảy. Có những người khi biết tình hình như vậy, đã ở bên ngoài đợi luôn vì lúc đó vào bên trong cũng không giải quyết được việc gì. Nhưng lạ thay, ở ngoài mãi vẫn không thấy ba người gia đình thím bảy trở ra. Càng lạ hơn là giọng nói lúc nãy của thím Bảy không còn đâu nữa.

Vì quá sốt ruột, tôi cùng bố mẹ, lướt qua mấy người cùng làng rồi tiến vào bên trong. Vừa vào đến cửa, một mùi hôi thối đến kinh tởm xốc lên não tôi. Tôi nhăn nhúm mặt nhìn mẹ rồi đưa tay lên bịt mũi và muốn chạy thật nhanh ra bên ngoài nhưng lại không thể làm được. Có một điều mới mẻ tôi vừa phát hiện đó là đứng bên ngoài ngôi nhà nhìn rất nhỏ, nhưng vào sâu bên trong, ngôi nhà rộng không tưởng, thật khó hiểu, phải chăng cảm giác sợ hãi làm tôi đứng co cụm một chỗ nên mới sinh ra chuyện như vậy.

Qua những tia sáng mong manh lọt từ những ô cửa sổ đã gãy, tôi và bố mẹ có thể nhìn rõ đường đi và biết ngôi nhà này còn có một căn phòng nhỏ phía dưới nữa. Nhìn quanh ngóc ngách một lượt, tôi không thấy gia đình thím Bảy ở căn phòng này, vậy thì có thể là ở trong căn phòng kia. Cả ba người nhà tôi nhẹ nhàng tiến đến cánh cửa nối giữa hai căn phòng này, không gian tĩnh mịch tưởng chừng tôi có thể nghe rõ những cái nuốt nước bọt của bố mẹ, họ cũng như tôi, cũng thấy sợ nhưng hơn hết bây giờ họ còn phải lo cho tôi nữa, nên họ không thể chùn bước.

Bước qua cánh cửa, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là cả ba người nhà thím Bảy đang ôm chặt lấy nhau vẻ rất sợ hãi. Cũng ngay cái lúc đó, tôi mới để ý là còn có ba con rắn nữa đang bò lổm ngổm xung quanh ba người nhà thím Bảy. Khi thấy chúng tôi vào, cả ba con rắn bò đến phía chúng tôi. Trước cái tình hình đó, tôi đã chuẩn bị tinh thần để chạy ra ngoài rồi. Bố tôi như nhận ra điều đó, ông ấy nhìn tôi nói nhỏ.

- Đứng im, đừng động đậy.

Lời của ba tôi khiến tôi thôi suy nghĩ bỏ chạy, đứng im nín thở chờ đợi. Ba con rắn đó tuần tự bò xung quanh tôi và bố mẹ. Chúng lè lưỡi ra như muốn lao nhanh tới cắn chúng tôi. Quá sợ hãi, một lần nữa tôi chỉ biết nhắm mắt, cắn răng chịu đựng. Đến bây giờ tôi mới biết tại sao, gia đình thím Bảy lại im lặng ngồi co ro ở góc nhà như vậy. Có lẽ ba con rắn cũng từng làm tương tự với nhà thím Tư. Thêm một lần nữa tôi lại nhận được một bài học từ bố tôi. Rằng khi gặp những thứ nguy hiểm hơn, thay vì bỏ chạy, chúng ta nên chọn cách đối đầu.
Ở thời điểm đó, cách của bố tôi vô cùng hiệu nghiệm, ba con rắn chỉ bò quanh người chúng tôi, ngoài ra không hề có thêm động thái gì khác. Không gian im dìm một lúc, bây giờ tôi mới dám mở mắt ra, nhìn xuống mấy con rắn. Thật khủng khiếp, đó là ba con rắn hổ mang, con nào con đó to bằng cẳng tay tôi. Giống như chúng đã thành tinh vậy. Khi đó, tôi vô tình thấy ngứa ở lưng, không chịu đựng nổi, tôi vòng tay ra sau gãi, bất ngờ cả ba con nhìn tôi, xè bành hổ ra, tỏ vẻ rất cảnh giác. Khiến tôi đứng tim bất động.

Một lát sau, không hiểu lý do gì, cả ba con lần lượt theo lỗ hổng ở góc tường bò ra ngoài. Chỉ đợi đến lúc không còn thấy bóng dáng chúng đâu nữa, tôi và bố mẹ mới thở phào, thả lỏng người. Vội vuốt những giọt mồ hôi trên khuôn mặt, chúng tôi nhanh chân tiến sát bên gia đình thím Bảy. Lúc bấy giờ, thím mới khóc ngất lên.

- Minh ơi.. con sao thế này.. con nhìn mẹ đi Minh ơi.
Thím Bảy thay đổi tư thế để đỡ chặt anh Minh hơn, lộ ra bộ dạng anh Minh trần như nhộng, trên mình mẩy đủ vết hằn đỏ không biết là vì sao. Chưa đủ giật mình, bây giờ nhìn đến khuôn mặt, đôi mắt anh ấy mới khiến tôi bừng tỉnh. Trông nét mặt ngây ngô, đôi mắt thơ dại, miệng luôn cười một cách khó hiểu khiến tôi phải dụi mắt mấy lần. Nhìn anh bây giờ chẳng khác một đứa trẻ là mấy. Thím Bảy thì lay tay gọi nhẹ nhưng vẫn chẳng thấy anh nói năng gì, nãy giờ chỉ thấy anh cười, một nụ cười mỉm nhưng nhìn kĩ lại khiến cho người ta rùng mình, đó là nụ cười của người mất hồn.

Từ bên ngoài, hẳn mọi người lại nghe tiếng khóc lóc của thím Bảy. Người ta đổ dồn vào bên trong xem tình hình. Nhìn thấy cảnh đó, ai cũng lắc đầu khó tin. Nhận thấy không thể ở đây lâu thêm nữa, những người lớn tuổi, dày dặn kinh nghiệm đứng ra nhắc ý.

- Thôi thì bây giờ tất cả nên mau chóng rời khỏi đây, chỗ này không thể ở lâu được. Có chuyện gì, ra ngoài chúng ta hãy giải quyết.

- Đúng vậy.. chúng ta hãy mau rời khỏi đây.. chả ai biết rõ chuyện gì sẽ xả ra tiếp theo đâu..
Ngay sau những ý kiến đó, tất cả mọi người kể cả gia đình thím Bảy cũng chuẩn bị để rời khỏi đây, nhưng trước tiên, phải kiếm thứ gì đó che cho anh Minh. Bởi nãy giờ anh ấy vẫn còn trần truồng chưa có gì để mặc cả. Tôi hiểu cái chần chừ của thím, từ phía sau, tôi vội cở cái áo dài tay bên ngoài rồi đưa cho thím Bảy.

Sau đó, mỗi người e dè tản dần ra bên ngoài chờ gia đình thím. Ai cũng muốn mau chóng rời khỏi ngôi nhà này, thật nhanh và yên ổn. Độ hai phút sau, một người đàn ông lực lưỡng bước ra, trên lưng chính là anh Minh, phía sau là bố mẹ anh ấy mang khuôn mặt đau xót vịn lấy tay anh Minh, cả mấy người cùng nhau ra ngoài.

Anh Minh được người đàn ông đó cõng về tận nhà, bây giờ người ta bắt đầu tò mò đến xem kín cả đoạn đường phía bên ngoài nhà thím Bảy. Về đến nhà, anh Minh tỉnh dần, biểu hiện đầu tiên là anh lấy khăn che người vì thấy ngượng. Đôi mắt, khuôn mặt anh bắt đầu trở lại bình thường, kế đó là anh cất giọng nói yếu ớt lên.

- Hực hực hực, mọi.. mọi người.. làm.. làm gì ở đây vậy.

Nghe anh Minh hỏi, ai nấy đề ngơ ngác, hẳn là sự ngạc nhiên đang bủa vây mọi người. Người ta bàn đi tán lại, nghi ngờ rằng anh Minh bị ma làm, giờ mới hoàn hồn. Còn thím Bảy, thím lại khóc bất giác khi nghe anh Minh hỏi mơ hồ như vậy. Thoáng nhìn qua, không còn thấy giọt nước mắt nào trên khuôn mặt thím nữa, bởi thím đã khóc cạn cả nước mắt rồi.

- Minh ơi.. thật sự con không nhớ gì nữa sao? Con còn nhớ người mẹ này nữa không?
Anh Minh đưa hai tay lên bưng kín mặt, một tiếng thở rõ dài. Anh lắc đầu rồi nói.

- Con thật sự không còn nhớ chuyện gì đã xảy ra cả, nó mờ ảo lắm.

Mặc dù không còn nhớ gì nhưng mà nghe kĩ những lời ảnh nói, ai nấy đều hiểu, bây giờ mọi chuyện đã ổn rồi. Nhìn ra bầu trời lúc này cũng đã chập choạng tối, số đông người trong nhà thím Bảy cũng bắt đầu ra về, nhằm cho anh Minh có một khoảng không gian để nghỉ ngơi sau một đêm kinh hoàng. Tôi và bố mẹ cũng có chút thân thiết với gia đình thím nên nán lại đến lúc tối mịt mới về nhà.

Mọi chuyện trở lại bình thường cho đến một hôm, thím Bảy phát hiện anh Minh ốm nhom một cách bất thường, mặc dù thấy anh vẫn ăn uống ngủ nghỉ đều đặn nhưng mắt mũi thì hóp cả lên, quầng mắt còn thâm đen đến khó hiểu. Thấy anh vậy gia đình thím kìm không nổi, ngay hôm thứ ba, tức tốc đưa anh tới bệnh viện thăm khám. Lạ thay, khám xong người ta chỉ nói do anh làm việc quá sức nên mới như vậy. Người ta kê cho mấy liều thuốc bổ rồi cho anh về. Lúc đầu gia đình thím cũng tin, nhưng rồi mới ngả ngửa khi nhận ra, kể từ cái hôm anh được cứu về, anh chưa hề động tay động chân vào chuyện gì cả. Suốt ngày chỉ có ăn với ngủ thôi.

Cầm đống thuốc bổ trên tay, thím Bảy chẳng biết làm sao, đành đưa anh Minh về nhà theo lời bác sĩ. Từ hôm đó thì thím Bảy thường để ý tới bữa ăn giấc ngủ của ảnh hơn. Cả ngày hôm đó, thấy anh Minh vẫn sinh hoạt bình thường, thím Bảy cũng tự an ủi lòng được phần nào.
Đêm đó, thím có thức dậy mấy lần, qua phòng anh Minh xem tình hình anh thế nào. Hai lần đầu, thấy ảnh vẫn tròn giấc kéo thuốc lào. Vì thường xuyên dậy nên thím chẳng ngủ ngon giấc, lúc nào cũng nửa tỉnh nửa mơ. Đến gần 1 giờ sáng, thím nghe bên ngoài có tiếng lạch cạch như ai đang mở cửa. Thấy tò mò nhưng lại sợ nên thím quay sang lay chồng dậy. Chú Lung ngái ngủ mở mắt, khẻ hỏi.

- Nửa đêm nửa hôm, bà làm cái gì thế.?

Bàn tay thím Bảy bấu chặt vào chồng thím như vô thức. Thím nói.
- Ông ơi.. ông.. ông có nghe tiếng gì không.. ở bên ngoài cửa nhà mình ấy.
- Tiếng gì là tiếng gì..
Mặc dù nói khó chịu nhưng chú Lung vẫn chăm chú lắng tai nghe. Quả thật bên ngoài đang có tiếng gì đó rất lạ. Nhưng vẻ nhẹ nhàng và rón rén lắm. Dù sợ hãi nhưng thím Bảy và Chú Lung vẫn quyết ra bên ngoài xem là chuyện gì. Hé cửa, qua tầm nhìn trước mắt, cả hai nhìn thấy một bóng dáng cao to đang lục đục mở cửa. Một lát sau, cái bóng đó mở được cửa và đi ra bên ngoài. Trời tối nhưng thím Bảy vẫn chợt nhận ra đó là con trai thím. Thím vội chạy theo, khiến cho chú Lung không thể đứng đó. Trong lúc còn tỉnh táo, chú Lung nhanh trí cản thím Bảy lại. Đứng chôn chân nhìn anh Minh bước đi như một kẻ vô hồn, điệu bộ cử chỉ chẳng khác gì đang mộng du.
- Không được, bà đừng đánh thức nó, bà sẽ làm hại nó mắt.


Biết là con trai đang bị ma quỷ dẫn lối nhưng chẳng thể làm gì, thím Bảy đưa tay lên bịt miệng khóc trong đau đớn. Chốc sau, nhìn lên, không còn thấy bóng dáng con trai đâu nữa. Cả hai mới quỵ xuống, ôm nhau khóc ngất nghẹn. Những giờ đồng hồ kế đó sao dài đằng đẵng với vợ chồng chú Lung, cả hai không thể chợp mắt thêm được, nằm chờ đứa con trai trong vô vọng. Tầm 4 giờ sáng, lại nghe tiếng lạch cạch ngoài cửa, biết cả anh Minh đã về, cả hai mới thấy yên tâm hơn phần nào. Vì sợ con trai biết chuyện sẽ không hay, như mọi hôm thím Bảy chi sang phòng anh gõ cửa nhìn vào bên trong một lát rồi quay đi.

Khi trời vừa le lói ít ánh nắng, vợ chồng thím Bảy cùng nhau ra ngoài. Người ta nói muốn trừ tà phải tìm thầy mo, vậy nên cả hai cùng nhau đến làng bên mời thầy về làm lễ. Nghe nói, vị thầy mà họ kiếm tên là Cương, cực kì nổi tiếng trong vấn đề trừ tà bắt ma. Qua lời kể của thím Bảy, thầy Cương cho rằng, Minh đang bị vong hồn ma nữ lôi kéo. Nếu không kịp thời giải cứu, e sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Sau một lúc chuẩn bị đồ nghề, thầy Cương cùng vợ chồng chú thím về nhà. Trước mắt họ nói với Minh rằng đây là một người họ hàng xa, tiện đường đến chơi nên sẽ nghỉ lại ít hôm, phòng anh sẽ thắc mắc.

Chú thím cũng có qua nhờ bố mẹ tôi giúp phòng khi cần thiết. Về phần thầy Cương, ông ấy chuẩn bị rất nhiều thứ, trong đó có tỏi, bùa ngũ sắc và đặc biệt là máu chó mực. Tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ chờ đến đêm nay nữa thôi.
Đến đêm, tiếng lạch cạch phát ra sớm hơn hôm qua. Sau khi phát hiện tiếng động, thầy Cương ra hiệu cho mọi tập hợp lại. Bàn cách đối phó với quỷ. Bóng dáng anh Minh khuất được dăm phút, thầy Cương dẫn đầu đoàn người tiến đến ngôi nhà hoang. Khi đến gần ngôi nhà, một không gian u ám, lạnh lẽo bao phủ lấy ngôi nhà. Thầy Cương ra hiệu cho mọi người không ngừng di chuyển để tạo thế chủ động. Lát sau, khi đã đứng được ở vị trí thuận lợi, tất cả giong mắt nhìn về phía ngôi nhà xem động thái bên trong. Dưới ánh trăng mờ nhạt, bóng dáng anh Minh nằm quằn quại trông thật dị hợm. Hình như bên cạnh anh còn có thứ gì đó. Phải, đó chính là những con rắn lúc hổ mang mấy hôm trước chúng tôi bắt gặp tại ngôi nhà này. Không ngoài dự đoán của Thầy Cương, đó là oan hồn quỷ dữ nhập vào rắn thành tinh. Chúng đang cố gắng vắt kiệt sinh lực của anh Minh như những con quỷ bệnh hoạn.

Không để mất thì giờ thêm nữa, thầy Cương ra hiệu cho mọi người vứt tổng cộng 81 tép tỏi vào người anh Minh. Sau đó thầy Cương nhanh chân tiến đến tạt bát máu chó mực lên người ba con rắn lẫn người anh Minh. Tức thì, ba con rắn lớn gồng lên, sè mang ra sịt. Được một lúc thì chúng cuốn lấy thân nhau vật vã trên nền nhà. Chớp lấy thời cơ, thầy Cương rút vội ba lá bùa ngũ sắc, cùng ba cây kim găm bùa lên từng con. Cả ba con uốn qua uốn lại trên mặt đất thêm một lúc rồi im dìm bất động như đã kiệt sức.

Thầy Cương tiếp tục ra hiệu cho mọi người đến đỡ lấy anh Minh khỏi chỗ đó. Còn thầy thì một tay cầm bát máu chó, một tay cầm rượu, hòa lẫn vào nhau. Thầy nhắm mắt nhấp lấy một ngụm, đưa tay lên ngang miệng, đọc chú trong đầu, kế tiếp thầy phun thứ dung dịch kì lạ đó lên người ba con rắn. Loáng sau, mình mẩy ba con rắn bốc khói nghi ngút, mùi thịt cháy nồng nặc cả không gian quanh đó. Từ trong thân xác con rắn, lúc này phát ra những thứ âm thanh rợn người, có lẽ những linh hồn đó đang gào rú vì đau đớn. Cuối cùng thầy bảo mọi người gần đó lại cùng thầy sắp những tép tỏi vừa nãy quanh mấy con rắn, theo lời thầy nói, đó là cách ngăn chặn những oan hồn thoát ra ngoài.

Đến tờ mờ sáng, anh Minh tỉnh lại, thầy giải thích do lúc đó oan hồn thoát ra quá bất ngờ nên ảnh bị ngất đi, chứ giờ thì không sao nữa. Còn về ba oan hồn quỷ dữ kia là ba oan hồn nữ, hẳn vì vậy mà chúng không buông tha cho anh Minh. Sau khi giải thích kĩ càng với mọi người xong, thầy lại đốc thúc mọi người công việc đang giở. Theo thầy nói. Nếu muốn được yên ổn thì chỉ còn cách bỏ ba con rắn vào cái quan tài cỡ nhỏ, chôn xuống đất, phía trên thì lập cho chúng một ban thờ. Hằng tháng hằng năm, cứ theo lịch mà đến đây thắp nhang, khẩn cầu. Sau đó, mọi người bắt tay vào việc luôn, người làng tôi làm một cái ban thờ dựng bên ngoài ngôi nhà cho ba oan hồn đó có chỗ ẩn nấp. Còn những cây cối xung quanh ngôi nhà được phát quang đãng nhìn rất thoáng.

Từ đó, ngôi nhà hoang gần làng tôi trở thành một chốn đèn nhang, hằng tháng người làng tôi vẫn không quên vào đó, dọn dẹp , thắp nhang lễ cầu.
Cũng từ hôm đó, anh Minh trở lại bình thường, mấy hôm thôi mà anh béo tốt lên trông thấy. Còn cái máy kích, lúc phát quang người ta thấy trong bụi cây, sau đó mang đến trả cho anh. Vừa nhận lại chẳng được lâu thì hai công an viên ngày trước đến lập biên bản tịch thu tang vật, nhân tiện cũng phạt anh một số tiền kha khá vì tội đánh bắt cá bằng hình thức bị cấm. Mặc dù bị phạt nhưng anh Minh vẫn cảm thấy vui vì cuối cùng anh đã thoát kiếp nạn có 102 này.
Hết.
Tác Giả: Thái Dũng

About Author

HAPPY8 BLOG
HAPPY8 BLOG

Yêu thích fun88,hl8,v9bet,fb88 và nhiều trang game khác nữa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Subscribe Now

Distributed by Blog Templates